Thang đo được dùng để đo lường mức độ hài lòng với chất lượng dịch vụ TTHT của chi cục thuế là thang đo Likert 5 điểm (cấp độ hài lòng của NNT tăng dần từ 1 đến 5, từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý).
Các thang đo được đánh giá qua hai công cụ chính là hệ số Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.
Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước. Các biến có hệ số tương quan biến - tổng (Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0.6 trở lên (Hair và cộng sự, 1998).
Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng. Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích định lượng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi tắt là nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998).
Các biến có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn .50 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal components với phép xoay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố eigenvalue = 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích >= 50% (Gerbing & Anderson, 1998), với điều kiện là chỉ số KMO >= 0.5. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA: .50 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố thích hợp.
Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0: độ tương quan giữa các biến quan sát
không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < .005) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Trọng & Ngọc, 2005, 262).