Mô hình lý thuyết

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ của Chi cục Thuế thành phố Hà Tĩnh (Trang 105 - 106)

Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết với thông tin của chi cục thuế cũng như việc chấp nhận và từ chối các giả thuyết đề ra trong nghiên cứu đã được đưa ra một số ý nghĩa thiết thực cho các nhà nghiên cứu, các ban lãnh cơ quan thuế khi nghiên cứu về quản lý thuế.

Kết quả mô hình nghiên cứu lý thuyết cho thấy, sự hài lòng về chất lượng dịch vụ

TTHT gồm 8 nhân tố đó là: Sự tin cậy, Sự cảm thông, Tính công bằng dân chủ, Trang

thiết bị và công nghệ, Không gian và các tiện ích, Sự đáp ứng, Năng lực phục vụ, Tính công khai minh bạch. Kết quả này cho chúng ta một hàm ý quan trọng: tại các cơ quan thuế hiện nay, để tạo nên sự hài lòng của NNT với chất lượng dịch vụ có 8 thành phần. Trong đó, sự tin cậy là vấn đề quan trọng nhất tác động đến sự hài lòng của NNT (β’ = 0.323), vượt trội hơn so với ảnh hưởng của các nhân tố khác: Sự cảm thông (β’ = 0.309); Tính công bằng dân chủ (β’ = 0.300); Trang thiết bị và công nghệ (β’ = 0.233); Không gian và các tiện ích (β’ = 0.232); Sự đáp ứng (β’ = 0.219); Năng lực phục vụ (β’ = 0.198); Tính công khai minh bạch (β’ = 0.120).

Cuối cùng, mô hình lý thuyết về sự hài lòng với công việc của NNT tại chi cục thuế thành phố Hà Tĩnh sẽ góp phần nhỏ bé bổ sung vào hệ thống lý thuyết về sự hài lòng của NNT với chất lượng dịch vụ TTHT tại các cơ quan thuế. Các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý thuế có thể coi mô hình này như một mô hình tham khảo các nghiên cứu của mình ở các nghiên cứu khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ của Chi cục Thuế thành phố Hà Tĩnh (Trang 105 - 106)