ANOVA (Analysis of Variance) hay còn gọi là phân tích phương sai là phương pháp kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hai trung bình hay nhiều hơn dựa trên đại lượng thống kê F. Mục đích sử dụng phương pháp ANOVA trong phần này là nhằm kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa các nhóm đáp viên khác nhau theo các đặc điểm nhân khẩu học như: Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn và chuyên môn, và Nghề nghiệp. Như vậy, ANOVA được sử dụng trong trường hợp này là ANOVA một nhân tố (One-Way ANOVA) với biến độc lập (nhân tố) là từng biến nhân khẩu học, còn biến phụ thuộc chính là sự hài lòng.
Mẫu phải có phân phối chuẩn; ii) Các mẫu cần phải độc lập với nhau; và iii) Phương sai của các mẫu phải bằng nhau. Nếu một trong ba điều kiện trên không thỏa, thì One- Way ANOVA sẽ không được thực hiện, thay vào đó có thể sử dụng phương pháp khác (có độ tin cậy thấp hơn) chẳng hạn như kiểm định phi tham số. Kết quả phân tích ANOVA được tổng hợp trong Bảng 3.17.
Bảng 3.17: Kết quả phân tích ANOVA
STT Nhân tố Thống kê F (Sig.F) Kết luận
1 Giới tính F=1.591, Sig.F=0.208 Không có sự
khác biệt
2 Trình độ học vấn F=0.769, Sig.F=0.514 Không có sự
khác biệt
3 Chức vụ F=0.387, Sig.F=0.858 Không có sự
khác biệt
4 Số năm công tác F=1.160, Sig.F=0.326 Không có sự
khác biệt
5 Loại hình DN F=0.771, Sig.F = 0.571 Không có sự
khác biệt
6 Ngành nghề KD F=3.237, Sig.F=0.023 Có sự khác biệt
7 Vốn kinh doanh F=0.273, Sig.F=0.845 Không có sự
khác biệt
8 Số năm hoạt động F=0.353, Sig.F=0.703 Không có sự
khác biệt
9 Nơi thường liên hệ F=1.683, Sig.F=0.186 Không có sự
khác biệt
10 Số lần bq liên hệ F=0.094, Sig.F=0.963 Không có sự
khác biệt
11 Hình thức để được tư vấn, hỗ trợ F=0.762, Sig.F = 0.551 Không có sự
khác biệt
Như vậy, giữa nam và nữ; giữa các nhóm trình độ học vấn, chức vụ, số năm công tác, loại hình doanh nghiệp, vốn đăng ký kinh doanh, số năm hoạt động, nơi liên hệ khi gặp vướng mắc, số lần bình quân liên hệ, hình thức để được tư vấn khác nhau của đáp viên đều không có sự khác biệt về mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ TTHT.
Tuy nhiên, có sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa các nhóm ngành nghề kinh doanh khác nhau.
3.7. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu
Dựa trên kết quả phân tích mô hình hồi quy và phân tích ANOVA cho phép tác giả điều chỉnh mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh