Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng – yêu cầu cấp bách hiện nay:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay (Trang 71 - 73)

cấp bách hiện nay:

Y tế dự phòng là một hoạt động quan trọng của ngành y tế. Công tác YTDP rất đa dạng, bao gồm các hoạt động phòng chống bệnh dịch, y tế môi trường, y tế trường học, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động và phát triển khoa học công nghệ cũng như nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác phòng bệnh.

Trong những năm tới mô hình bệnh tật chủ yếu là bệnh truyền nhiễm, trong khi đó tình hình bệnh tật trên thế giới có nhiều thay đổi, trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 nhiều đại dịch đã xuất hiện như SARS, HIV/AIDS, cúm A (H5N1), nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều dịch bệnh mới phát sinh và quay trở lại, khủng bố sinh học, các bệnh liên quan đến môi trường cũng gia tăng, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng toàn bộ đến đời sống con người. Ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội đang ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nhân dân và các tác nhân ảnh hưởng tới sức khoẻ con người ngày càng gia tăng. Đồng thời quy mô dân số của nước ta trong những năm tới là trên 100 triệu người nên nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao và đa dạng trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống y tế dự phòng còn hạn chế. Vì vậy, đầu tư cho y tế dự phòng đòi hỏi ngày càng cao, bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cần tăng cường cán bộ, đào tạo cán bộ nhằm nâng cao chất lượng để có thể ngăn chặn, dập tắt nhanh đại dịch, cũng như dự báo các bệnh dịch tối nguy hiểm kịp thời và cấp bách.

Với quan điểm đầu tư cho công tác y tế dự phòng là đầu tư góp phần tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, ngày 09/11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

255/2006/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đưa ra mục tiêu chung là giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng; phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện chất lượng giống nòi.

Các mục tiêu cụ thể bao gồm: Đổi mới nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng và của mỗi người dân về phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ; Hạn chế, tiến tới loại trừ các yếu tố nguy cơ liên quan đến các bệnh truyền nhiễm; Hàng năm giảm 10% số mắc và tử vong do bệnh truyền nhiễm gây dịch so với số mắc và tử vong trung bình giai đoạn 2001-2005. Không để dịch lớn xảy ra; giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ bệnh uốn ván trẻ sơ sinh, giảm tỷ lệ mắc xuống 0,04/100.000 dân. Phấn đấu loại trừ bệnh sởi, bệnh bạch hầu, giảm tỷ lệ mắc các bệnh này xuống 0,1/100.000 dân; giảm tỷ lệ mắc bệnh ho gà xuống 0,05/100.000 dân; Chủ động đối phó và khống chế kịp thời các bệnh dịch nguy hiểm mới xuất hiện; khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% dân số và giảm dần số người nhiễm mới trong cộng đồng dân cư; Hạn chế, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ liên quan đến dinh dưỡng, sức khoẻ môi trường, bệnh tật học đường, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, các bệnh không lây nhiễm, các bệnh do hành vi, lối sống ảnh hưởng có hại cho sức khoẻ.

Đến năm 2020 (1) tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm khống chế, loại trừ, tiến tới thanh toán các bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành như các bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, giun, sán...); các bệnh do côn trùng truyền (sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản...); bệnh dại. Đồng thời áp dụng các biện pháp tích cực để ngăn chặn

có hiệu quả các bệnh dịch nguy hiểm và các bệnh mới xuất hiện (HIV/AIDS, SARS, cúm A(H5N1),...); sẵn sàng chủ động đối phó với nguy cơ khủng bố sinh học, hoá học. (2) Giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ bệnh uốn ván trẻ sơ sinh. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm loại trừ và thanh toán các bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ em như sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản, viêm gan vi rút..., đồng thời mở rộng việc sử dụng vắc xin để phòng ngừa các bệnh khác. (3) Chủ động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan tới môi trường, nghề nghiệp, học đường, chế độ dinh dưỡng, lối sống có hại, tai nạn và thương tích. (4) Nâng cao năng lực mạng lưới y tế dự phòng theo hướng hiện đại hoá. Xây dựng và củng cố trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện.

Để đạt được mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể trên, đòi hỏi sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự tham gia tích cực có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và đông đảo quần chúng nhân dân. Và hơn nữa là phải có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ viên chức y tế dự phòng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay (Trang 71 - 73)