Công tác đánh giá, phân loại viên chức:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay (Trang 59 - 61)

Đánh giá, phân loại là biện pháp quản lý viên chức thông qua việc kiểm định các chỉ số nói lên sự làm việc, cống hiến của viên chức. Việc đánh giá viên chức nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của viên chức và góp phần

nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Đánh giá viên chức để làm rõ phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và kết quả công tác của viên chức làm căn cứ để tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức.

Hiện nay đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, việc đánh giá viên chức được thực hiện theo Quy chế đánh giá viên chức trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BYT ngày 29/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Căn cứ vào nội dung đánh giá đã được đề cập tại Chương 1, kết quả đánh giá được phân thành ba mức như sau:

- Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ: là người hoàn thành vượt mức các yêu cầu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao về số lượng, chất lượng và thời gian; có đề xuất sáng kiến, cải tiến đã được áp dụng trong thực tiễn làm tăng hiệu quả và chất lượng công tác; gương mẫu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức theo quy định.

- Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ: là người hoàn thành các yêu cầu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao về số lượng, chất lượng và thời gian; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức theo quy định.

- Chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ: là người chưa hoàn thành các yêu cầu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao về số lượng, chất lượng và thời gian hoặc có thiếu xót về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống hoặc chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức theo quy định.

Mặc dù đã có văn bản quy định cụ thể về đánh giá, phân loại viên chức, song việc tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém. Do bản thân viên chức, cấp uỷ Đảng, lãnh đạo đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về công tác

đánh giá, phân loại viên chức; chưa xác định đúng trách nhiệm của mình và của từng viên chức về công tác đánh giá viên chức.

Việc đánh giá, phân loại định kỳ hàng năm hoặc đột xuất được thực hiện đều đặn (đặc biệt là ở tuyến tỉnh và tuyến huyện). Nhưng phương pháp đánh giá vẫn mang tính truyền thống là đánh giá theo nhận xét còn mang tính ước lệ, bị chủ nghĩa tình cảm, nể nang chi phối, thậm chí là tâm lý né tránh làm cho sự nhận xét, đánh giá không phản ánh chính xác thực chất về viên chức. Thực tế ở nhiều đơn vị trong ngành y tế, từ lãnh đạo đến nhân viên, hàng năm đều được đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ nhưng chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị chung của toàn đơn vị không cao, hiệu suất công tác thấp.

Tình trạng phổ biến trong nhận xét, đánh giá viên chức ở nhiều đơn vị hiện nay là: đánh giá viên chức chưa chú trọng năng lực thực tiễn, đến hiệu quả công việc mà còn nặng về bằng cấp. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nội dung quản lý viên chức như: bổ nhiệm, khen thưởng... Nguyên nhân của tình trạng này là tiêu chí đánh giá năng lực viên chức qua chất lượng công việc còn chung chung, chưa cụ thể, chi tiết nên dẫn tới việc đánh giá thiếu chính xác.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)