Sự phát triển về số lượng của đội ngũ viên chức y tế dự phòng:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 39)

Bảng số 1: Số lượng nhân lực y tế qua các năm.

Năm

2002 2003 2004 2005 2006

Tổng số

nhân lực 234.354 241.498 244.987 259.583 271.149 Bảng trên cho thấy số lượng viên chức y tế hàng năm đều được tăng dần, nhưng không nhiều và chưa tương xứng với tỷ lệ tăng dân số. Mỗi năm dân số nước ta tăng khoảng 1,7%, nếu muốn đảm bảo tỷ lệ thầy thuốc phục vụ số dân (7 bác sỹ/10000 dân) thì số lượng cán bộ, viên chức y tế cũng phải tăng hàng năm với tỷ lệ là 1,7%. Nhân lực lao động y tế hàng năm đều tăng, song số lượng được tăng không nhiều, bình quân hàng năm tăng khoảng trên 8.000 người nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Một trong những nguyên nhân là Quyết định số 07- UB/LĐTL ngày 23/01/1975 của Uỷ Ban kế hoạch nhà nước quy định về định biên lao động (biên chế) cho ngành y tế đã quá lạc hậu nhưng chưa được thay đổi. Định mức lao động theo Quyết định số 07-UB/LĐTL quy định đối với Y, Bác sỹ bằng 8,3 trên 10.000 dân; khu vực địa phương các bệnh viện đa khoa tỉnh bằng 0,9 – 1,0 cán bộ/giường bệnh, Bệnh viện chuyên khoa 0,7-0,8... Đối với hệ dự phòng, Trạm sốt rét: những tỉnh có nhiều sốt rét biên chế từ 15 – 20 người/trạm, tỉnh ít sốt rét là 8 – 12 người/trạm; Trạm vệ sinh phòng dịch loại I là 45 –55 người/trạm, Trạm loại II là 35-40 người/trạm; Trạm lao từ 12-20 người/trạm; Trạm mắt 8 –

Năm Nội dung

15 người/trạm; Trạm da liễu 8-15 người/trạm; Trạm tâm thần 6-12 người/trạm; trạm chống bướu cổ 6-8 người/trạm.

Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao, ngày 05 tháng 6 năm 2007, Liên Bộ Y tế - Nội vụ đã ban hành Thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, thay QĐ số 07-UB/LĐTL năm 1975. Theo Thông tư này và dự kiến của Bộ Nội vụ thì biên chế của ngành y tế sẽ tăng khoảng 58.769 người, bình quân mỗi tỉnh sẽ tăng khoảng 918 người. Như vậy vấn đề đặt ra là liệu trong thời gian ngắn, nguồn cung có đủ đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho toàn bộ hệ thống hay không? Vì vậy các cơ sở y tế cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đi đôi với việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.

Đối với hệ y tế dự phòng, được thành lập từ năm 1945, đến nay sau hơn 60 năm hình thành và phát triển, hệ thống y tế dự phòng không ngừng được củng cố và phát triển rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở bao gồm các Viện trung ương, các Viện khu vực, các trung tâm hệ dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện.

Trước khi Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về y tế địa phương và Quyết định số 26/2005/QĐ- BYT ngày 09/9/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) được ban hành thì nhân lực dự phòng tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn hoạt động kiêm cả hai lĩnh vực là khám chữa bệnh và dự phòng. Vì vậy, số liệu nhân lực y tế dự phòng được phân tích trong luận văn này là số liệu của năm 2006.

Số lượng cán bộ, viên chức tham gia các hoạt động y tế dự phòng năm 2006 là 24.685 người, chiếm tỷ lệ 9,1% cán bộ, viên chức y tế trong toàn quốc. Tỷ lệ này cho thấy có sự mất cân đối lớn về cơ cấu nhân lực y tế giữa khối điều trị và khối dự phòng. Sự mất cân đối đó được thể hiện giữa tỷ lệ viên chức và khối lượng công việc và nhiệm vụ mà hệ y tế dự phòng phải đảm nhiệm. Trong khi hệ y tế dự phòng phải đảm trách một khối lượng rất lớn công việc phòng chống dịch bệnh đến tận tuyến y tế cơ sở với rất nhiều các hoạt động tại cộng đồng thì số lượng viên chức của y tế dự phòng lại rất mỏng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 39)