Hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay (Trang 86 - 88)

viên chức và pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng:

Nhà nước đã ban hành một số văn bản như Pháp lệnh cán bộ, công chức, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, Nghị định về xử lý kỷ luật, Nghị định về chế độ thôi việc và bồi thường kinh phí đào tạo và một số văn bản hướng dẫn thi hành,

các văn bản này đã đem lại bước tiến đáng kể cho sự điều chỉnh của pháp luật về chế độ công vụ, công chức, viên chức. Tuy nhiên cũng chính từ những văn bản này đã nảy sinh một số vấn đề quan trọng cần phải làm rõ là bản chất, đặc điểm của các khái niệm cốt lõi: “cán bộ”, “công chức”, “viên chức”. Bởi lẽ có xác định được rõ ràng phạm vi của các khái niệm này thì sự điều chỉnh của pháp luật mới có thể thực hiện một cách khoa học. Hiện nay chưa có khái niệm nào được định nghĩa một cách chính thức và trực tiếp. Có chăng thì cũng dưới dạng gián tiếp như khái niệm “viên chức”.

Để đảm bảo sự thống nhất về thuật ngữ thì: những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, là những đối tượng mà hoạt động của họ mang nhiều tính chính trị, gắn với chính trị, bị chi phối nhiều bởi yếu tố chính trị vì vậy có thể gọi đối tượng này là cán bộ. Những người được tuyển dụng vào biên chế, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang là công chức. Còn những người được tuyển dụng vào biên chế, bổ nhiệm hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên, làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế của nhà nước có thể gọi là viên chức nhà nước và những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong bộ máy giúp việc của tổ chức chính trị – xã hội, trong các đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được gọi là viên chức của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội.

Khi đã định nghĩa chính thức được các khái niệm “cán bộ”, “công chức”, “viên chức” thì cần ban hành những văn bản quy phạm pháp luật có tính chuyên biệt tương ứng để điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng, trong đó xác định rõ những nội dung:

- Định nghĩa khái niệm, xác định phạm vi áp dụng của các khái niệm đó.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)