0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Các giải pháp nâng cao chất lượng về phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách làm việc:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC Y TẾ DỰ PHÒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 79 -82 )

sống, phong cách làm việc:

Cùng với việc nâng cao phẩm chất chính trị thì việc đề cao yếu tố đạo đức cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức được phản ánh trong các văn bản pháp luật của nhà nước như: Pháp lệnh cán bộ, công chức; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí,... Nghị định của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan. Ngoài ra ngành y tế cũng đã ban hành quy định về đạo đức nghề nghiệp, đó là 12 điều y đức (tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế, ban hành theo Quyết định số 2081/BYT-QĐ ngày 06/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

Yêu cầu phẩm chất đạo đức của người viên chức là phải có thái độ, tinh thần và phong cách làm việc tận tuỵ, có trách nhiệm cao với công việc; có phẩm chất trong sạch, lối sống lành mạnh; có tính kỷ luật cao và

tinh thần sáng tạo... Đối với viên chức y tế thì vấn đề đạo đức chính là y đức, y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Lương y phải như từ mẫu”. Đối với người làm công tác y tế dự phòng phải hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

Để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ viên chức y tế dự phòng, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ vừa đề cao giá trị đạo đức, vừa có cơ chế để tạo điều kiện cho các giá trị đạo đức phát triển và ngăn ngừa sự sa sút, suy thoái đạo đức, trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của viên chức y tế. Cụ thể là:

- Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền cho viên chức y tế về đạo đức, phẩm chất, lối sống thông qua các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Đảng và đoàn thanh niên. Trong sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đoàn không chỉ có phần đánh giá công việc mà còn phải kiểm điểm, đánh giá về đạo đức của viên chức. Bên cạnh đó là tuyên truyền về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, chính sách, pháp luật ngành y tế và đạo đức nghề nghiệp để mỗi viên chức nắm vững chính sách, pháp luật và quy tắc nghề nghiệp, tránh vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

- Tăng cường tuyên truyền, học tập những tấm gương về đạo đức cách mạng, xây dựng, bồi đắp cái tốt, cái đúng trong hành vi đạo đức, biểu dương người tốt, việc tốt, lên án cái xấu, cái ác một cách cụ thể. Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà toàn đảng, toàn dân ta đang tiến hành.

- Bồi dưỡng, xây dựng lối sống trung thực, lời nói đi đôi với việc làm; dám nghĩ, dám làm, dám nhìn thẳng vào sự thật, không giấu giếm khuyết điểm. Luôn biết đặt lợi ích của nhân dân, của người bệnh lên trên lợi ích của các nhân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.

- Đi đôi với việc tuyên truyền giáo dục thì mỗi cơ quan, tổ chức đoàn thể cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời ngăn ngừa và xử phạt các vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

Tuy nhiên, nâng cao đạo đức đội ngũ viên chức y tế dự phòng chỉ đạt được hiệu quả cao khi kết hợp với hàng loạt giải pháp khác về tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chính sách động viên khen thưởng và cả chế tài xử lý viên chức khi cần thiết...

- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế để cán bộ, công chức, viên chức nói chung và viên chức y tế dự phòng nói riêng có điều kiện phát huy đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ, phục vụ tốt nhân dân. Cần định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, từng cá nhân viên chức phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và hoạt động cung cấp dịch vụ công trong thời kỳ mới. Tạo mô hình mới về tổ chức, loại bỏ những cơ chế, thủ tục dẫn tới khả năng tiêu cực cũng là tạo cơ chế để viên chức có điều kiện cống hiến, phát huy năng lực phục vụ nhân dân.

- Điều chỉnh, nâng cao tiền lương và đãi ngộ vật chất hợp lý đối với viên chức công tác trong hệ y tế dự phòng. Đảm bảo chế độ tiền lương, phụ cấp được trả theo đúng sức lao động và giá trị cống hiến của viên chức. Đồng thời xây dựng các chế độ, chính sách tôn vinh, khuyến khích sự tận tâm thực hiện nhiệm vụ, khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần cho viên chức làm việc tốt, tận tuỵ và trong sạch, đặc biệt là đối với viên chức bị bệnh tật hoặc hy sinh trong phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và thiên tai thảm hoạ, viên chức đến công tác tại các vùng có điều kiện khó khăn, vùng miền núi và hải đảo...

- Hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa và xử phạt sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đưa các yếu tố về đạo đức nghề nghiệp vào nội dung tuyển dụng và đánh giá kết quả hoạt động. Phải có quy định rõ, cụ thể các hành vi viên chức được làm, không được làm. Có các chế tài xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, tuỳ theo mức độ vi phạm, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, có các quy định cụ thể, đầy đủ về tiêu chuẩn đạo đức cho viên chức, xây dựng một hệ thống đạo đức nghề nghiệp; trên cơ sở đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng chức danh công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC Y TẾ DỰ PHÒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 79 -82 )

×