phòng huyện, tiêu chuẩn đối với công chức, viên chức thừa hành được quy định theo tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành y tế được ban hành theo Quyết định số 415/ TTCP-VC ngày 29/5/1993 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), gồm 24 ngạch: Bác sĩ cao cấp, Bác sĩ chính, Bác sĩ, Y sĩ, Y tá cao cấp, Y tá chính, Y tá, Nữ hộ sinh cao cấp, Nữ hộ sinh chính, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên cao cấp y, Kỹ thuật viên chính y, Kỹ thuật viên y, Dược sĩ cao cấp, Dược sĩ chính, Dược sĩ, Dược sĩ trung cấp, Kỹ thuật viên dược, Kỹ thuật viên chính dược, Dược tá, Nhân viên y tế (hộ lý), Nhân viên nhà xác, Y công, Lương y.
Đối với viên chức không có trình độ chuyên môn y làm việc tại các phòng, bộ phận quản lý thì áp dụng các tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức hành chính.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng của đội ngũ viên chức y tế dự phòng: phòng:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “chất lượng”. Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, chất lượng được xem là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật” và “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia”.
Khi đề cập vấn đề chất lượng viên chức, người ta nói đến trình độ đào tạo và năng lực làm việc của họ. Trình độ đào tạo và năng lực thể hiện ở bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận trình độ đã được đào tạo. Trình độ đào tạo thể hiện cấp độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn cá nhân thu nhận được từ quá trình đào tạo. Như vậy, trình độ đào tạo cho biết người viên chức đó được đào tạo như thế nào, với chuyên môn gì, thời gian bao lâu và bằng cấp như thế nào. Thông tin từ trình độ đào tạo cho biết khả năng có thể
thực hiện được công việc mang tính nghề nghiệp mà cá nhân được đào tạo, là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên để làm một số loại công việc chuyên môn được đào tạo hay đảm trách một vị trí công việc, một chức danh lãnh đạo quản lý.
Tuy nhiên, trình độ đào tạo cho biết không nhiều về năng lực thực hiện công việc thực tế của cá nhân, đó chỉ là yêu cầu đầu tiên để viên chức đảm nhận công việc chuyên môn tương ứng. Năng lực để thực hiện công việc mới chính là cái mà người sử dụng, quản lý viên chức cần. Năng lực là khả năng của một người để làm được một việc, để xử lý tình huống và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định. Năng lực là khả năng sử dụng các tiềm lực của một con người như kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác để đạt được các mục tiêu cụ thể trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Năng lực làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và là một trong ba yếu tố chính tác động đến chất lượng công việc: năng lực thực hiện công việc, động cơ và môi trường tổ chức công việc.
Như vậy, chất lượng viên chức phụ thuộc vào trình độ đào tạo, năng lực và động cơ, thái độ thực hiện công việc của viên chức.
Để có một đội ngũ viên chức có chất lượng thì bất kỳ trong ngành nào, đội ngũ viên chức cũng phải đảm bảo có trình độ đào tạo, năng lực và động cơ, thái độ thực hiện công việc tốt. Tuy nhiên lĩnh vực y tế nói chung và y tế dự phòng nói riêng có những đặc thù công việc khác với một số ngành nghề khác, đó là nghề trực tiếp liên quan đến sức khoẻ, tính mạng của nhân dân nên ngoài trình độ đào tạo, năng lực thì luôn đòi hỏi phải có động cơ và thái độ làm việc tốt như trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc năm 1953 của Bác Hồ viết “Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải: Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân “Lương y kiêm từ mẫu”.