Đào tạo, bồi dưỡng người dùng tin

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhu cầu tin của nhóm người dùng tin là sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 (Trang 72 - 81)

6. Cấu trúc khóa luận

3.6.2 Đào tạo, bồi dưỡng người dùng tin

Người dùng tin giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin. Họ như là yếu tố tương tác hai chiều đối với các đơn vị thông tin, người dùng tin vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới, tham gia vào các dòng thông tin. Người dùng tin là một yếu tố thiết yếu, năng động của hệ thống thông tin. Vì vậy cần đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cho người dùng tin biết sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện.

Việc đào tạo, bồi dưỡng người dùng tin giúp họ hiểu được cơ chế tổ chức của công tác thông tin tư liệu, biết sử dụng, khai thác các nguồn thông tin hiện có. Thư viện phải tạo mối quan hệ mật thiết với người dùng tin vì đó là đối tượng, là thước đo hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Đào tạo, bồi dưỡng người dùng tin bao gồm các vấn đề sau: - Cung cấp những kiến thức về thông tin học nói chung.

65

- Hướng dẫn một cách ngắn gọn các nguồn tin và cách khai thác, sử dụng chúng.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thông tin thư viện bằng các lớp ngắn hạn cho người dùng tin, để họ hiểu được dịch vụ thông tin và các phương tiện chuyển giao thông tin tư liệu hiện đại. Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người dùng tin cần đưa vào chương trình đào tạo chính quy của nhà trường.

Khi được hỏi về việc sinh viên có nhu cầu được hướng dẫn bới cán bộ thư viện hoặc tham gia các lớp tập huấn cho người dùng tin do cán bộ thư viện tổ chức hay không thì có 85% sinh viên trả lời có nhu cầu, trong đó: 94% sinh viên năm thứ nhất, 80% sinh viên năm thứ 2, 80% sinh viên năm thứ 3 và 84% sinh viên năm thứ tư. Như vậy sinh viên năm thứ nhất có nhu cầu được hướng dẫn nhiều nhất, vì đây là lớp sinh viên mới còn lạ lẫm với việc sử dụng thư viện. Tuy nhiên, số lượng sinh viên năm thứ 2, thứ 3, thứ 4 cần được hướng dẫn và đào tạo bởi thư viện cũng chiếm số lượng nhiều.

Không biết cách khai thác, tìm kiếm thông tin tại thư viện, không hiểu rõ những quy định khi sử dụng thư viện cũng như quyền lợi mà người dùng tin được hưởng, sẽ làm mất thời gian cho người dùng tin và giảm hiệu quả khai thác, sử dụng thư viện. Vì thế, để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho sinh viên ở mức độ cao nhất, thư viện cần mở những buổi hướng dẫn, đào tạo cho sinh viên biết cách sử dụng thư viện cũng như biết cách khai thác , tìm kiếm thông tin một cách có hiệu quả. Đặc biệt đối với sinh viên mới nhập trường, thư viện cần mở lớp có tính chất bắt buộc (ngoại khóa) giới thiệu hoạt động của thư viện, trình bày nội quy, các bảng hướng dẫn sử dụng thư viện và các trang thiết bị trong thư viện, cách thức tra tìm tài liệu, tìm kiếm thông tin...tránh tình trạng lúng túng khi tìm kiếm thông tin. Đối với sinh viên năm cuối, thư viện cũng cần tổ chức các buổi trao đổi, tư vấn giúp họ biết cách tra tìm tài liệu, biết cách khai thác mạng, khai thác cơ sở dữ liệu của thư viện phục vụ cho việc làm khóa luận tốt nghiệp.

66 KẾT LUẬN

Con người có thể tìm kiếm thông tin ở bất cứ đâu và bất cứ nơi nào thông qua các phương tiện như: Sách, báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, internet... để thỏa mãn cho những nhu cầu riêng của mình. Nhưng với sinh viên trong các trường đại học nhu cầu sử dụng thông tin để phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu khoa học của họ luôn phải đảm bảo về chất lượng nguồn tin, đầy đủ về chủng loại thì hoạt động nghiên cứu khoa học mới thành công, quá trình học tập mới đạt kết quả cao. Vì thế vấn đề đặt ra ở đây là thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - trung tâm TTTV của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 phải làm thế nào để có thể đáp ứng tốt và thỏa mãn nhu cầu mà sinh viên đưa ra nhằm phục vụ có hiệu quả quá trình học tập, nghiên cứu, giải trí của họ, xứng đáng là trường học thứ 2 sau giảng đường đại học của sinh viên. Với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ thư viện năng động và nhiệt tình, hi vọng rằng thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ từng bước nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu tin ngày càng đa dạng của sinh viên toàn trường.

67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo hoạt động của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 2013, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.

2. Nghị định số 128/CP ngày 1/8/1967 của chính phủ về việc thành lập trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.

3. Nghiêm Phúc Diệp (1996), Công tác với người đọc, Đại học Văn Hóa

Hà Nội, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Kim Dung (2013), “ Nghiên cứu nhu cầu thông tin của sinh viên Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội”, Tạp chí thư viện Việt Nam, số 1/2013.

5. Giáo dục vài trò của những người trẻ khai sáng [Tài liệu điện tử]: Bài

trả lời phỏng vấn trên báo Thanh niên Việt Nam của tiến sĩ Ngô Tự Lập (Chủ nhiệm bộ môn khoa học xã hội - nhân văn và kinh tế, khoa quốc tế, ĐHQGHN) / Kiều Hải (thực hiện) http://www.svvn/news/giao

duc/4191svvn

6. Giới trẻ dưới góc nhìn đại sứ EU [Tài liệu điện tử]: Bài trả lời phỏng vấn

của đại sứ , Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam - Ngài Franz Jessen / Tuấn Anh (thực hiện)

http://www.svvn/news/doisong/4355svvn

7. Nguyễn Thị Hạnh (2007), Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin cho người dùng tin tại thư viện Đại học Ngoại Thương Hà Nội , Khóa

luận tốt nghiệp đại học, Đại học Ngoại Thương Hà Nội, Hà Nội. 8. Trần Thị Minh Nguyệt (2010), Người dùng tin và nhu cầu tin,

ĐHQGHN, Hà Nội.

9. Trần Thị Minh Nguyệt (2007), “Đổi mới hoạt động thông tin thư viện tại

các trường đại học theo hệ thống tín chỉ”, Tạp chí giáo dục, số 166, tr 16.

68

11. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện,

TTTTKH&CNQG, Hà Nội.

12. Vai trò của sinh viên trong đường lối đổi mới [Tài liệu điện tử]

www.wattpad.com/151069-vai-trò-của-sinh-viên-trong-dường-lối-đổi-mới. 13. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.

69

PHỤ LỤC

70

Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra nhu cầu tin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN

Để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường, nâng cao chất lượng trong công tác phục vụ bạn đọc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của người dùng tin, đồng thời có những giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của thư viện trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2, rất mong bạn vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây:

(Đánh dấu × vào ô trống tương ứng với câu trả lời của mình.): 1. Xin bạn vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân

Sinh viên năm thứ nhất Sinh viên năm thứ 2 Sinh viên năm thứ 3 Sinh viên năm thứ 4 2. Bạn có thường lên Thư viện trường hay không?

Hàng ngày Hàng tháng

Hàng tuần Không bao giờ lên.

3. Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để tìm kiếm và sử dụng thông tin trên thư viện?

1- 2h 2-4h

Trên 4h Dưới 1h

Không có thời gian

4. Bạn sử dụng tài liệu thư viện nhằm mục đích gì?

Học tập Nghiên cứu khoa học Giải trí Mục đích khác 5. Bạn thường sử dụng tài liệu thuộc lĩnh vực nào?

Tin học, thư viện học Toán học

71 Vật lý và thiên văn học Hóa học Sinh học Văn học và ngôn ngữ Lịch sử địa lý Chính trị xã hội Văn hóa Du lịch Lĩnh vực khác

6. Bạn thường sử dụng tài liệu viết bàng ngôn ngữ nào? Tiếng Việt Tiếng Pháp

Tiếng Anh Tiếng Trung Tiếng Nga Tiếng Hán - Nôm Ngôn ngữ khác

7. Loại hình tài liệu nào mà bạn thường xuyên sử dụng? Sách

Báo, tạp chí

Luận án, luận văn, khóa luận, đề tài nghiên cứu khoa học Cơ sở dữ liệu trực tuyến

8. Bạn đã sử dụng những hình thức phục vụ nào của thư viện và nhận xét gì về những hình thức phục vụ đó? Hình thức phục vụ Đã sử dụng chưa Đánh giá Đã sử dụng Chưa sử dụng Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt Mượn đọc tại chỗ

72 Mượn về nhà Sao chụp/ in ấn tài liệu Tra cứu CSDL online Cung cấp thông tin theo yêu cầu

9. Hình thức nào giúp bạn nhận được thông tin nhanh nhất? Khai thác internet

Tra cứu qua mục lục trực tuyến OPAC

Tra cứu qua phương tiện truyền thống(tủ mục lục, thư mục thông báo sách mới)

Mượn qua phiếu yêu cầu

Hình thức tuyên truyền, giới thiệu tài liệu thư viện Qua triển lãm

10. Bạn có hay bị tư chối khi mượn tài liệu ở thư viện trường hay không?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 11. Bạn bị từ chối cho mượn tài liệu vì nguyên nhân gì?

Tài liệu bận Ghi sai, thiếu thông tin Không có tài liệu Lý do khác

Tài liệu bị mất

12. Bạn có nhu cầu được hướng dẫn bởi cán bộ thư viện hoặc tham gia các lớp tập huấn cho người dùng tin do thư viện tổ chức không?

73

13. Bạn nhận xét thái độ và phương pháp phục vụ của cán bộ thư viện như thế nào?

Rất tốt Bình thường

Tốt Chưa tốt

14. Bạn đánh giá về nguồn lực thông tin của thư viện trong việc thỏa mãn nhu cầu tin?

Thỏa mãn hoàn toàn Thỏa mãn một phần Không được thỏa mãn

15. Xin bạn cho ý kiến đóng góp tới thư viện Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 để thư viện ngày càng phục vụ tốt hơn:

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của bạn. Hi vọng những đóng góp của bạn sẽ cung cấp những thông tin quý báu giúp thư viện trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhu cầu tin của nhóm người dùng tin là sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2 (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)