Thực trạng về sử dụng các loại kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học Y khoa Vinh (Trang 61 - 63)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Thực trạng về sử dụng các loại kiểm tra đánh giá

Một trong những nguyên tắc của KTĐG là phải có nhiều công cụ và giải pháp tiến hành đồng thời để có giá trị tổng hợp; biết những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng cho đúng. Việc sử dụng đa dạng các hình thức và các loại KTĐG là để đảm bảo các nguyên tắc trên. Trong giới hạn của luận văn tác giả chọn ra 5 loại hình để khảo sát.

Thống kê kết quả được mô tả trong bảng Bảng số 2.11 (Xem phần phụ lục).

Bảng số liệu cho thấy điểm trung bình chung của các khách thể khảo sát là x =2,1đ; kết quả này khá giống nhau giữa các đối tượng (CBQL&GV là 2,1đ; SV là 2,2đ); có tới 4/5 (80,0%) nội dung khảo sát được đánh giá ở mức độ x<2,5đ.

Xếp thứ nhất là loại kiểm tra định kì, điểm trung bình đạt x=2,7đ; đó là các bài kiểm tra giữa kì (kiểm tra học trình) với hệ đại học, cao đẳng, kiểm

tra định kì với hệ trung cấp; là các bài thi kết thúc học phần được tổ chức tập trung vào cuối mỗi kì học; là các bài thi tốt nghiệp cuối khóa.

Xếp thứ hai là kiểm tra đột xuất, có điểm trung bình là x=2,3đ. Thứ ba là kiểm tra hàng ngày có x=2,3đ. Các loại khác có điểm trung bình thấp. Sử dụng kết hợp các loại KTĐG được coi là phương án tốt thì được đánh giá với trung bình chỉ đạt x=1,7đ.

Nhìn chung là có sự phù hợp giữa các ý kiến đánh giá; nội dung kiểm tra hàng ngày có chênh lệch nhưng sự khác biệt là không lớn (khác nhau 0,3đ). Sự phù hợp giữa ý kiến đánh giá của CBQL&GV với ý kiến đánh giá của SV được kiểm định qua hệ số tương quan thứ bậc Spearman cho kết quả r ≈ +0,98, điều này cho phép kết luận tương quan trên là thuận và rất chặt chẽ, nghĩa là ý kiến đánh giá của CBQL&GV với SV là hoàn toàn phù hợp nhau.

Tóm lại, có thể khái quát thực trạng KTĐG KQHT của SV của Trường đại học Y Khoa Vinh trong thời gian vừa qua bằng các ưu điểm lớn là:

Duy trì và đảm bảo được chất lượng ĐT

Đảm bảo tính khách quan trong KTĐG

Một số ít nội dung đã kết hợp được các hình thức KTĐG. Bên cạnh đó là các hạn chế cần khắc phục như:

Chưa công bố mục tiêu - nội dung KTĐG ngay từ đầu năm học

Các hình thức KTĐG chưa phong phú và chưa kết hợp tốt các hình thức KTĐG với nhau

Chưa đảm bảo triệt để các nguyên tắc KTĐG KQHT của SV.

Trong thời gian tới nhà trường cần phải nâng cao chuyên môn cho CBQL và GV về nghiệp vụ thi, kiểm tra; xây dựng quy chế, quy trình KTĐG hợp lí; công khai các mục tiêu và nội dung KTĐG. Đồng thời là nâng cao hiệu quả hoạt động QL KTĐG KQHT của SV.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá của Trường Đại học Y Khoa Vinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học Y khoa Vinh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w