Cung cấp thông tin phản hồi cho GV □

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học Y khoa Vinh (Trang 53)

còn lại.

Cán bộ quản lí: bảng số liệu cho thấy có 90% số CBQL được hỏi xác định đúng đắn mục đích của KTĐG, như vậy hầu hết CBQL có nhận thức khá tốt về KTĐG và thấy được tác động của nó tới quá trình ĐT; 6,7% ý kiến cho rằng mục đích của hoạt động KTĐG KQHT chỉ là nhằm duy trì chất lượng dạy học; và 3,3% ý kiến cho rằng KTĐG chỉ nhằm phân loại và tuyển chọn SV, các ý kiến này là của những CBQL có thâm niên công tác dưới 5 năm, chưa thấy rõ mục đích tổng thể của KTĐG KQHT của SV.

Chứng tỏ có sự nhận thức không đầy đủ của một bộ phận nhỏ CBQL về mục đích của hoạt động KTĐG KQHT của SV trong nhà trường.

Giảng viên: đa số các GV được hỏi (82,2%) xác định rõ các mục tiêu của KTĐG và QL hoạt động KTĐG KQHT của SV, những ý kiến này là của GV giảng dạy lâu năm chuyên môn vững vàng và có nhiều kinh nghiệm; nội dung duy trì chất lượng dạy học được đánh giá với tỷ lệ 11,1%; rất ít các ý kiến cho rằng mục đích của KTĐG là cung cấp thông tin phản hồi cho GV và SV, chưa thấy được tác dụng điều chỉnh hoạt động dạy - học của KTĐG; không có ý kiến nào cho rằng KTĐG là nhằm chuẩn bị cho SV có đủ điều kiện để công tác nghề nghiệp sau này.

Như vậy, không phải các GV tham gia công tác giảng dạy đều nhận thức rõ về mục đích của KTĐG KQHT, từ chỗ nhận thức chưa thấu đáo dẫn tới thực hiện KTĐG chưa tốt, còn xem nhẹ hoạt động này, tạo cơ hội cho tiêu cực trong thi cử tiến triển.

Sinh viên: Có trên 70% ý kiến xác định đúng đắn mục đích của KTĐG, số SV còn lại chọn một trong số các nội dung phiếu hỏi nêu ra, tiếp đến là nội dung duy trì chất lượng dạy học với tỷ lệ 12,6%, có rất ít SV (7,3%) cho rằng KTĐG làm cho họ nhận được thông tin phản hồi giúp họ thay đổi phương

pháp học tập, bổ sung kiến thức và để học tập tốt hơn. Các ý kiến cho rằng KTĐG ít quan trọng, không thấy hết các mục tiêu của KTĐG hầu hết là SV năm thứ nhất.

Tóm lại, nhận thức về hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên vẫn còn những tồn tại như:

- Nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng và mục đích của hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG KQHT của SV.

- Chưa thấy hết những ảnh hưởng, tác động của KTĐG tới quá trình ĐT ở một bộ phận nhỏ CBQL, GV và SV trong nhà trường.

Thực tế vẫn có những hoạt động KTĐG mang tính kinh nghiệm chủ quan, không theo quy chế, quy định chung; không theo những tiêu chí định lượng thống nhất. Đây là một trong những hạn chế mà các CBQL chủ chốt trong trường cần nhìn nhận và khắc phục; cần có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, năng lực của toàn thể thành viên trong nhà trường về hoạt động KTĐG KQHT của SV.

2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập củasinh viên sinh viên

Qua khảo sát và đánh giá thực trạng về hoạt động KTĐG ở Trường Đại học Y Khoa Vinh tác giả đã thu được nhiều kết quả, ý kiến đánh giá, nhận xét khác nhau. Tuy nhiên, do giới hạn của Luận văn và với mục đích chính là đánh giá thực trạng để làm cơ sở xây dựng các giải pháp tăng cường hiệu quả của KTĐG và QL KTĐG ở Trường Đại học Y Khoa Vinh nên tác giả chỉ xin trình bày các nội dung theo đúng nhiệm vụ đề ra.

23.1. Đánh giá về việc đảm bảo nguyên tắc của hoạt động kiểm tra - đánh giá

Về căn bản công tác KTĐG ở Trường Đại học Y Khoa Vinh trong những năm gần đây đảm bảo duy trì được hoạt động ĐT của nhà trường,

phần nào đảm bảo được chất lượng ĐT theo yêu cầu của xã hội, đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế cần được đề cập đến; trước hết là nói đến KTĐG ta thường nói tới các nguyên tắc của hoạt động KTĐG, đó là các nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, tính toàn diện, tính hệ thống, tính phân biệt và tính GD. Hệ thống lí luận về KTĐG cho thấy là cơ sở ĐT phải đảm bảo tất cả các tiêu chí của nguyên tắc KTĐG mới đảm bảo được hiệu quả của hoạt động KTĐG. Thực tế KTĐG KQHT ở Trường Đại học Y Khoa Vinh chưa thực sự đảm bảo những nguyên tắc này.

Kết quả khảo sát cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 2.8. Đánh giá về đảm bảo các nguyên tắc KTĐG (1ñ x≤ ≤3ñ)

TT Các nguyên tắc

CBQL&GV SV Chung

x TB ∑ x TB ∑ x TB

1 Đảm bảo tính khách quan 177 2.4 1 1066 2.4 1 1243 2.4 1 2 Đảm bảo tính toàn diện 141 1.9 3.5 897 2.0 3 1038 2.0 3 3 Đảm bảo tính hệ thống 141 1.9 3.5 862 1.9 4 1003 1.9 4 4 Đảm bảo tính phân biệt 131 1.7 5 831 1.8 5 962 1.8 5 5 Đảm bảo tính GD 165 2.2 2 1013 2.2 2 1178 2.2 2

Trung bình chung x=2.0 x=2.1 x=2.1

Căn cứ kết quả tổng hợp ở bảng trên ta có thể thấy:

Các ý kiến đánh giá về đảm bảo các nguyên tắc của hoạt động KTĐG ở Trường Đại học Y Khoa Vinh nói chung khá đồng đều giữa các nhóm khách thể khảo sát và không cao, chỉ đạt mức độ trung bình, trung bình chung

2,1

x= đ (CBQL&GV là 2,0đ; SV là 2,1đ); cả 5/5 (100%) tiêu chí của nguyên tắc KTĐG đều có x<2,5đ.

Về các tiêu chí cụ thể: Xếp thứ nhất là tiêu chí đảm bảo tính khách quan, điểm trung bình của tiêu chí này được đánh giá giống nhau giữa các nhóm khách thể và đạt x=2,4đ; những nhận xét về tiêu chí này còn cho thấy: CBQL TVK cho biết: “cần phải nâng cao tính khách quan trong KTĐG, cần thi đúng nội dung và mục đích”, Như vậy, tính khách quan được đánh giá ở trên cũng chỉ mang tính tương đối vì thực tế vẫn còn có tiêu cực trong thi cử, vẫn còn tình trạng ra đề thi theo cảm tính chủ quan, không có quy trình cụ thể, không có phân phối câu hỏi theo bảng trọng số về năng lực, không có nhiều hình thức thi kết hợp thì không thể nói là đảm bảo tính khách quan.

Thứ hai là đảm bảo tính GD (đạt x=2,2đ); tính GD đề cập đến ở đây là tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, tinh thần tự giác trong học tập, kích thích nhu cầu nắm vững tri thức và khắc phục thiếu sót còn tồn tại trong học tập của SV.

Các tiêu chí còn lại: tính toàn diện, tính hệ thống, tính phân biệt có điểm trung bình và thứ bậc không cao. Thực tế là KTĐG trong nhà trường mới chỉ quan tâm tới đánh giá tổng kết mà chưa quan tâm tới đánh giá quá trình; phương pháp KTĐG và phương pháp giảng dạy thiếu sự đồng bộ, chưa có liên quan mật thiết với nhau; các môn học khác nhau nhưng thường sử dụng phương pháp KTĐG tương đương nhau; đề thi không đánh giá hết được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ của SV

2.3.2. Đánh giá mức độ chính xác của hoạt động kiểm tra - đánh giá

Các ý kiến đánh giá về mức độ chính xác của hoạt động KTĐG KQHT được tổng hợp qua biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 2.1. Đánh giá mức độ chính xác hoạt động KTĐG KQHT của SV

Biểu đồ cho thấy kết quả KTĐG của nhà trường trong những năm qua chỉ đảm bảo tương đối chính xác thực chất năng lực nhận thức, kĩ năng, thái độ của SV: CBQL là 56,7%, GV là 51,1% và SV là 58,2%; các ý kiến cho rằng KTĐG của nhà trường là không chính xác vẫn khá cao: CBQL là 16,7%, GV là 24,4% và SV là 18,6%. Có nhận định như vậy là từ nhiều khâu của hoạt động KTĐG; từ ra đề thi chưa khái quát, chưa thống nhất giữa các GV trong cùng chuyên môn; sử dụng đơn lẻ một vài loại hình KTĐG và còn một phần không nhỏ là do tiêu cực trong hoạt động thi, kiểm tra.

Ngoài ra, kết quả điều tra còn nhận được những ý kiến như: CBQL NVM cho rằng: “chính xác là phải KTĐG đúng mục tiêu, nội dung GD hay mục tiêu, nội dung môn học”; hay là GV NTA: “muốn đảm bảo khách quan, chính xác cần có những tiêu chí thống nhất trong KTĐG KQHT”. Một số ý kiến đánh giá của SV cho rằng còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới KQHT của họ như phụ thuộc vào từng khoa, từng GV, phụ thuộc may rủi…; SV LVN cho rằng: “kết quả thi của chúng em phụ thuộc vào giám thị…”, tuy là ý kiến cá biệt nhưng cũng nêu lên một hiện trạng về tính khách quan; CBQL&GV thì cho rằng phương pháp KTĐG cũng ảnh hưởng tới tính công bằng trong hoạt động KTĐG.

KTĐG KQHT của SV ở Trường Đại học Y Khoa Vinh đã đạt được những kết quả nhất định, đảm bảo được mục tiêu ĐT. Tuy nhiên, các kết quả này chỉ tương đối khách quan, chưa đảm bảo được các tiêu chí khác của hoạt động KTĐG KQHT. Có thể nói đây cũng là tình trạng chung ở các cơ sở ĐT khác.

2.3.3. Thực trạng về sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra - đánh giá

Hiện nay trong trường đang sử dụng một số phương pháp đánh giá như:

* Đánh giá lý thuyết

- Câu hỏi tự luận dài (câu hỏi cổ điển): Mỗi câu sinh viên phải viết trong 30 - 45 phút, trình bày trọn vẹn một vấn đề có thể là triệu chứng, chăm sóc một bệnh hoặc một quy trình kỹ thuật…

Loại câu hỏi này hiện vẫn đáng áp dụng ở tất cả các môn học đặc biệt là các môn triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tâm lý học….

- Câu hỏi tự luận ngắn (câu hỏi cổ điển cải tiến): Mỗi câu viết trong thời gian 7 - 10 phút trong 7 - 10 dòng khổ giấy A4. Mỗi câu là một phần nhỏ trong bài. Mỗi tiết học phải có 3 câu hỏi. Loại này hiện đang áp dung cho các môn học Y cơ sở, lâm sàng, Điều dưỡng, Cộng đồng, Dược lý

- Thi vấn đáp: áp dụng trong đánh giá thực hành lâm sàng đối với điều dưỡng, hộ sinh, y sỹ và một số môn ngoại ngữ để kiểm tra kỹ năng giao tiếp

- Thi trắc nghiệm trên giấy và chấm thủ công

Hình thức thi này đã áp dụng nhưng không đầy đủ cho các môn học chuyên ngành như: Giải phẫu, Mô phôi, Dược lý học, vi sinh - ký sinh trùng.

* Đánh giá thực hành:

- Đánh giá bằng thang điểm: Dựa vào quy trình kỹ thuật để xây dựng một bảng kiểm kèm thang điểm, quan sát sinh viên tiến hành kỹ thuật để đánh dấu vào các bước, các thao tác mà thí sinh tiến hành.

- Thi OSPE (kết hợp lý thuyết và thực hành) hay còn gọi là thi nhiều trạm: không những bắt buộc buộc học sinh phải có kiến thức lý thuyết vững chắc mà còn phải có kỹ năng thực hành tốt và có thái độ khẩn trương mới

vượt qua được các trạm thực hành.

*. Đánh giá lâm sàng

Bắt thăm bệnh nhân, làm các thủ thuật trên người bệnh để giáo viên quan sát và chấm theo bảng kiểm.

Thi tốt nghiệp: Bắt thăm bệnh nhân, làm phiếu chăm sóc, hỏi phiếu chăm sóc, thực hiện một thủ thuật trên người bệnh mô hình giả định, giáo viên quan sát theo quy trình/thang điểm để chấm

*. Đánh giá thực tập cộng đồng và thực tế tốt nghiệp

Dựa vào báo cáo kết quả thực tập cộng đồng theo mẫu cho sẵn:

Thu thập số liệu của trạm y tế, viết chẩn đoán cộng đồng, đề xuất giải pháp Viết bài tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, thăm hộ gia đình.

Tổng hợp kết quả khảo sát ta được bảng số liệu:

Bảng 2.9. Đánh giá sử dụng các hình thức KTĐG (1ñ x≤ ≤3ñ).

TT Hình thức KTĐG CBQL&GV SV Chung

x TB ∑ x TB ∑ x TB

1 Quan sát 146 1.9 4 959 2.1 3.5 1105 2.1 4 2 Vấn đáp 167 2.2 2 1017 2.3 2 1184 2.2 2 3 Bài viết tự luận 202 2.7 1 1225 2.7 1 1427 2.7 1 4 Trắc nghiệm khách quan 136 1.8 6 799 1.8 5.5 935 1.8 6 5 Kết hợp TNKQ và tự luận 140 1.9 5 799 1.8 5.5 939 1.8 5 6 Bài tập, tiểu luận 160 2.1 3 959 2.1 3.5 1119 2.1 3 7 Các hình thức khác 123 1.6 7 773 1.7 7 896 1.7 7

Trung bình chung x=2.0 x=2.1 x =2.1

Các hình thức KTĐG đã sử dụng ở nhà trường trong thời gian qua được đánh giá tương đối đồng đều; điểm trung bình là x=2,1đ (CBQL&GV đánh

giá x=2,0đ; SV đánh giá x=2,1đ). Có 6/7 (85,7%) hình thức được đánh giá có x<2,5đ.

Hình thức thi, kiểm tra dạng bài viết tự luận được đánh giá thứ nhất, tương đồng giữa các đối tượng (x=2,7đ); đây là hình thức được sử dụng ở hầu hết các chuyên ngành ĐT, các môn học trong nhà trường.

Hình thức thi, kiểm tra vấn đáp được đánh giá là sử dụng khá thường xuyên (xếp thứ hai, x=2,2đ), hình thức này thường được sử dụng ở các môn thí nghiệm, thực hành hoặc ngoài sân bãi.

Xếp thứ ba là hình thức bài tập, tiểu luận có x=2,1đ và được đánh giá giống nhau giữa các đối tượng. Thực tế cho thấy là chỉ có dạng bài tập hay được sử dụng; tiểu luận được sử dụng dưới dạng các bài viết thực hiện ngoài giờ lên lớp nhưng chưa có sự hướng dẫn và đánh giá kết quả đạt được của GV.

Các hình thức khác được đánh giá với trung bình chung và thứ bậc thấp; tương đối thống nhất giữa các đối tượng. Điều đó cho thấy việc sử dụng đơn điệu các hình thức KTĐG KQHT trong nhà trường trong những năm vừa qua.

Nhìn chung các ý kiến đánh giá là khá phù hợp; một số tiêu chí có trung bình chung khác nhau giữa các ý kiến nhưng chênh lệch này không lớn: tiêu chí về sử dụng hình thức quan sát chênh 0,2đ, các tiêu chí còn lại chỉ chênh 0,1đ. Để khẳng định sự phù hợp giữa các ý kiến đánh giá, tác giả đã sử dụng công thức tương quan thứ bậc Spearman, thu được kết quả r ≈ +0,98. Đây là tương quan thuận và rất chặt chẽ, có nghĩa là ý kiến đánh giá của CBQL&GV và ý kiến đánh giá của SV là hoàn toàn phù hợp nhau.

Một số ý kiến đóng góp của CBQL&GV và SV cho rằng để nâng cao hiệu quả của hoạt động KTĐG KQHT nên sử dụng ngân hàng đề thi; căn cứ vào ngân hàng đề thi tổ chức thường xuyên hơn hình thức TNKQ, hoặc nâng

cao năng lực ra đề thi dạng TNKQ kết hợp với viết tự luận. Đây cũng là những ý kiến hay rất đáng quan tâm.

Từ những đánh giá trên có thể thấy, để đảm bảo các nguyên tắc của KTĐG thì việc sử dụng đa dạng các hình thức KTĐG là một trong những phương pháp hữu hiệu. Muốn vậy, ngoài sử dụng các hình thức như trước đây, hoàn thiện và thực hiện các hình thức đó một cách có hệ thống, đảm bảo quy trình thì việc sử dụng các hình thức KTĐG khác, hoặc kết hợp các hình thức KTĐG nhất là với hình thức TNKQ là phương án tốt và khả thi. Để tiến hành triển khai được TNKQ thì ngoài vấn đề nghiệp vụ về hoạt động KTĐG của CBQL, GV thì vấn đề nghiệp vụ ra đề thi, xây dựng ngân hàng đề thi, vấn đề ứng dụng CNTT vào KTĐG là các vấn đề liên quan mật thiết với nhau.

2.3.4. Thực trạng về sử dụng các loại kiểm tra - đánh giá

Một trong những nguyên tắc của KTĐG là phải có nhiều công cụ và giải pháp tiến hành đồng thời để có giá trị tổng hợp; biết những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng cho đúng. Việc sử dụng đa dạng các hình thức và các loại KTĐG là để đảm bảo các nguyên tắc trên. Trong giới hạn của luận văn tác giả chọn ra 5 loại hình để khảo sát.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học Y khoa Vinh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w