Khảo nghiệm nhận thức của cán bộ quản lí, và giảng viên về tính cần

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học Y khoa Vinh (Trang 98 - 108)

9. Cấu trúc của luận văn

3.5. Khảo nghiệm nhận thức của cán bộ quản lí, và giảng viên về tính cần

tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đã nêu

Để tiến hành khảo nghiệm nhận thức của CBQL và GV về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nêu trên tác giả đã thiết kế câu hỏi là một phần của phiếu điều tra (nội dung chi tiết ở phần phụ lục) với các giải pháp đã đề xuất ở trên; Kết quả được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất (1ñ x≤ ≤3ñ).

TT Các giải pháp

Tính cấp thiết Tính khả thi

x TB ∑ x TB

1 Nâng cao nhận thức về tầm quantrọng của hoạt động KTĐG. 202 2.7 1 196 2.6 2 2 Chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiệnnghiêm túc quy chế KTĐG. 194 2.6 2 204 2.7 1 3 Sử dụng ngân hàng đề thi. 187 2.5 3.5 194 2.6 3 4 Ứng dụng CNTT trong KTĐG. 187 2.5 3.5 186 2.5 4 5 Thực hiện tốt các hình thức thi,KTĐG. 179 2.4 5 181 2.4 5

Tính hệ số tương quan thứ bậc theo công thức Spearman:

2 2 6 1 0,88 ( 1) D r n n ∑ = − = −

Với kết quả tính được ở trên có thể kết luận tương quan này là thuận và rất chặt chẽ. Tức là, các biện pháp đưa ra vừa có tính cấp thiết vừa tính khả thi, các giải pháp không những có tính cấp thiết cao mà khả năng khả thi cũng rất cao.

Về thứ bậc có thể nhận xét là giải pháp “Nâng cao nhận thức của cán bộ QL, GV và SV về việc thực hiện nghiêm túc quy chế thi và kiểm tra, chống tiêu cực trong thi cử” được coi trọng hàng đầu, các giải pháp khác có hiệu quả hay không chính là phụ thuộc vào nhận thức đúng đắn về hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG KQHT của SV; được đánh giá ở tầm quan trọng thứ hai là “QL việc thực hiện nghiêm túc các quy chế thi, kiểm tra và đánh giá kết

quả học tập của SV”, KTĐG có đảm bảo đúng nguyên tắc hay không chính là ở giải pháp này; giải pháp “QL việc tiếp tục xây dựng và sử dụng có hiệu quả ngân hàng đề thi các bộ môn”“QL việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của SV” được đánh giá là cấp thiết như nhau, tất nhiên hai giải pháp này có mối liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, nếu có ngân hàng đề thi mà không có hạ tầng CNTT tốt thì hoạt động sẽ kém hiệu quả và ngược lạigiải pháp “QL việc thực hiện tốt các hình thức thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập” được đánh giá ở thứ hạng cuối, nhưng về mặt logic thì giải pháp này góp phần thực hiện nghiêm túc các quy chế thi, kiểm tra, góp phần KTĐG đúng năng lực nhận thức, kĩ năng, thái độ ở người học.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lí luận ở chương 1, cơ sở thực tế ở chương 2 luận văn đã tiến hành xây dựng được các giải pháp nâng cao hiệu lực QL hoạt động KTĐG KQHT của SV của Trường đại học Y Khoa Vinh ở chương 3. Các giải pháp này xuất phát từ nhận thức của mọi thành viên trong nhà trường có quan tâm tới QL thực hiện nghiêm túc quy chế, chú ý tới xây dựng quy trình KTĐG, QL tốt việc sử dụng đa dạng hình thức KTĐG, nhất là giải pháp xây dựng ngân hàng câu hỏi và ứng dụng CNTT kết hợp với ngân hàng câu hỏi có thể tổ chức các kì thi trên hệ thống mạng nội bộ của nhà trường.

Các giải pháp luận văn đề xuất là khá đồng bộ, khó có thể nói là thực hiện riêng lẻ từng giải pháp mà mang lại hiệu quả. Điều đó cũng có nghĩa khi xem xét triển khai thực hiện cần xem xét mối quan hệ biện chứng của các giải pháp đó. Những vấn đề này đòi hỏi lãnh đạo nhà trường cần có chủ trương phù hợp, có sự quan tâm sâu sắc vì nó chính là yếu tố có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã giải quyết được các vấn đề:

Về lí luận:

+ Xây dựng được hệ thống công cụ, khái niệm cơ bản về KTĐG. Xây dựng được quy trình thông thường trong hoạt động KTĐG KQHT của SV.

+ Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lí luận về QL hoạt động KTĐG ở trường đại học, với chủ thể QL công tác này là Phòng KT & ĐBCL; các nội dung, giải pháp QL KTĐG của Phòng; mối quan hệ trong công tác QL KTĐG của Phòng với các đơn vị chức năng liên quan khác.

+ Nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động KTĐG, công tác QL KTĐG KQHT của SV của Phòng KT & ĐBCL.

Những vấn đề lí luận trên là cơ sở để đánh giá thực trạng hoạt động KTĐG và QL KTĐG KQHT của nhà trường, đồng thời là cơ sở lí luận để luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QL KTĐG của Phòng KT & ĐBCL trong thời gian tới.

Về thực trạng:

+ Đánh giá được thực trạng nhận thức về hoạt động KTĐG và QL KTĐG KQHT của CBQL, GV và SV trong trường.

+ Nêu được thực trạng hoạt động KTĐG KQHT của SV trong trường trong thời gian vừa qua.

+ Đánh giá được thực trạng công tác QL KTĐG KQHT của SV của các cấp QL trong trường, nhất là Phòng KT & ĐBCL - đơn vị chủ quản của hoạt động này.

+ Phân tích được những mặt mạnh đã đạt, những yếu kém còn tồn tại và nêu ra phương hướng khắc phục trong thời gian tới.

Thực trạng này là cơ sở để luận văn đề xuất các giải pháp QL nhằm nâng cao hiệu quả của QL KTĐG để đạt mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng ĐT của nhà trường.

Đề xuất các giải pháp:

+ Trên cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn quá trình ĐT, KTĐG, QL KTĐG của nhà trường luận văn đề xuất 5 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của QL KTĐG KQHT của SV của Trường Đại học Y Khoa Vinh. Các giải pháp này thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau.

+ Luận văn đã tiến hành khảo sát xin ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã nêu và thu được kết quả tốt.

Với phương pháp, nội dung, đối tượng nghiên cứu, các công cụ điều tra là phù hợp và đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ; luận văn đã giải quyết thành công các vấn đề đặt ra.

Đây là tài liệu tốt để các đơn vị trong trường, Phòng Đào tạo, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng và các trường đại học khác tham khảo khi muốn đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác QL hoạt động KTĐG KQHT của SV; nâng cao chất lượng đào tạo.

Kiến nghị

Đối với nhà trường.

Lãnh đạo và các CBQL chủ chốt của nhà trường cần quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG KQHT của SV. Chỉ đạo việc xây dựng quy chế KTĐG phù hợp. Chỉ đạo xây dựng quy trình ra đề thi, kiểm tra thống nhất - đây là cơ sở để xây dựng ngân hàng đề thi.

Đưa nội dung đổi mới KTĐG KQHT của SV vào chương trình bồi dưỡng cho CBQL, GV và SV hàng năm, đặt ra yêu cầu tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về KTĐG.

Nhanh chóng thay đổi cách QL hoạt động KTĐG so với hiện nay tránh tình trạng KTĐG “học thuộc”, sử dụng đơn điệu các hình thức KTĐG, đề thi và công cụ đo chưa đạt yêu cầu về mục đích và nội dung của KTĐG.

Có phương án đầu tư thích hợp cho hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG KQHT của SV nhất là công tác xây dựng ngân hàng đề thi, câu hỏi và ứng dụng CNTT trong thi, KTĐG.

Đối với Phòng KT & ĐBCL:

Thiết kế các chương trình đào tạo trong đó nêu rõ mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn học đồng thời là các mục tiêu và nội dung KTĐG tương ứng. Thông tin rộng rãi để SV nắm được ngay từ khi bắt đầu môn học. QL KTĐG theo mục tiêu và nội dung đã đề ra.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG cho CBQL, GV trong nhà trường trong thời gian tới. Trước mắt cần quan tâm ngay tới nghiệp vụ ra đề thi cho GV đảm bảo các nguyên tắc của KTĐG KQHT.

Xây dựng lại hệ thống văn bản, các quy định, quy chế, quy trình về KTĐG KQHT của SV cho phù hợp với mục tiêu đào tạo.

Có kế hoạch cho công tác xây dựng, sử dụng ngân hàng đề thi; cần chú ý nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn cho các GV được phân công. Quan tâm tới ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong hoạt động KTĐG.

Đối với các khoa, bộ môn và giảng viên

Khoa tổ bộ môn cần chủ động xây dựng kế hoạch KTĐG KQHT; QL tốt mục tiêu, nội dung KTĐG của các bài kiểm tra học trình của SV; QL nghiêm túc kế hoạch công tác, giảng dạy, KTĐG KQHT của GV; nâng cao nhận thức cho toàn thể SV trong khoa; đẩy thành phong trào thực hiện nghiêm túc quy chế thi đối với SV.

GV cần nâng cao ý thức tự học tự nghiên cứu các vấn đề lí luận dạy học và lí luận KTĐG hiện đại, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về KTĐG; thường xuyên sử dụng các hình thức KTĐG khác nhau, hoặc kết hợp các hình thức KTĐG để đạt hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Andrew Taylor và Frances Hill (2004), Phương pháp quản lí và lãnh đạo nhà trường hiệu quả, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Astin A. (1991), Assessment for excellent, New York.

3. Bloom B. S. (1979), Taxonomy of education objectives, New York. 4. Bren Davis and Linda Ellison (2005), Quản lí các trường học trong thế

kỉ XXI, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

5. Bootzin R., Bower G., Zajonc R., & Hall E. (1986). Psychology today, New York.

6. BGD&ĐT (2004), Giáo dục đại học Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. BGD&ĐT (2006), Quyết định số 13/2006/QĐ-BGDĐT ngày 18/4/2006 về ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học, Hà Nội.

8. BGD&ĐT (2006), Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 về ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, Hà Nội. 9. BGD&ĐT (2006), Quyết định số 3859/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/07/2006

về xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, Hà Nội.

10. BGD&ĐT (2007), Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28/6/2007 về ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học, Hà Nội.

11. BGD&ĐT (2007), Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1/8/2007 về ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, Hà Nội.

12. BGD&ĐT (2007), Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007 về ban hành Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, Hà Nội.

13. BGD&ĐT (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 về ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Hà Nội.

14. BGD&ĐT (2008), Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13/2/2008 về ban hành Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học, Hà Nội.

15. BGD&ĐT (2008), Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 về ban hành Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, Hà Nội.

16. BGD&ĐT (2009), Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 về ban hành Điều lệ trường cao đẳng, Hà Nội.

17. Thái Duy Tiên, Giáo dục hiện đại (những nội dung cơ bản), NXB Đại học quốc gia Hà Nội- 2010

18. Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên) (2008), Chất lượng giáo dục những vấn đề lí luận và thực tiễn”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong Khoa học giáo dục, NXB GD, Hà Nội.

20. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2010- 2020, NXB GD, Hà Nội.

21. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020, Hà Nội.

22. Nguyễn Minh Đường (1996), Tổ chức và quản lí quá trình đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển Giáo dục, Hà Nội.

23. Vũ Ngọc Hải (2008), Quản lí Nhà nước về giáo dục, Tập bài giảng dành cho học viên cao học QLGD.

24. Nguyễn Kế Hào (2006), Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá đối với giáo dục phổ thông, Cao đẳng và Đại học sư phạm, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 25. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục, Chương trình GD Đại

học, BGD&ĐT, Hà Nội.

26. Đặng Vũ Hoạt (Chủ biên), Hà Thị Đức (In lần thứ năm) (2009), Lí luận giáo dục đại học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

27. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

28. Đặng Bá Lãm (1995), Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong giảng dạy đại học, Viện nghiên cứu phát triển GD, Hà Nội.

29. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra - đánh giá trong dạy - học Đại học, NXB GD, Hà Nội.

30. Luật giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

31. Michel Develay (1999), Một số vấn đề về đào tạo giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1.1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN (01) (Thực trạng đánh giá KQHT cho sinh viên)

Để nâng cao chất lượng trong quản lý kiểm tra đánh giá KQHT các môn học ở trường Đại học Y Khoa Vinh, xin quý thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây. Các ý kiên đóng góp của thầy/cô sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong xây dựng các tiêu chí đo lường và ĐG KQHT của người học. Thầy/cô hãy đánh dấu ✓ vào các phương án lựa chọn phù hợp với ý kiến của mình.

A. THÔNG TIN VỀ BẢN THÂN

1.Giáo viên khoa: ...

2.Giới tính: Nam Nữ

3.Chức vụ:...

4.Số môn học mà thày /cô tham gia giảng dạy: …….

5.Thầy/cô có bao nhiêu năm kinh nghiệm giảng dạy? (Chỉ tích vào 1 ô)

- Dưới 5 năm

- Từ 5-9 năm

- Từ 10-15 năm

- Trên 15 năm

6.Thầy/cô có bao nhiêu năm kinh nghiệm quản lý ? (Chỉ tích vào 1 ô)

- Dưới 5 năm

- Từ 5-9 năm

- Từ 10-15 năm

- Trên 15 năm

B. NỘI DUNG

Câu 1:Theo các thầy cô thì ý nghĩa của hoạt động KTĐG trong quá trình ĐT như thế nào? (Chỉ tích vào 1 ô)

- Quan trọng - Bình thường

học tập sinh viên ?

- Phân loại hoặc tuyển chọn sinh viên □

- Duy trì chất lượng dạy học □

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học Y khoa Vinh (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w