Nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên về hoạt động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học Y khoa Vinh (Trang 49 - 50)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2. Nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên về hoạt động

động kiểm tra - đánh giá và quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá

Trong hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG KQHT của SV hầu hết các CBQL và GV đều cố gắng làm tròn chức trách, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, kết quả thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế, hạn chế đầu tiên là nhận thức về hoạt động KTĐG từ mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động này.

Để đánh giá đúng thực trạng nhận thức về KTĐG, thực trạng của hoạt động KTĐG và thực trạng của công tác QL hoạt động KTĐG tác giả đã lựa chọn và tiến hành điều tra 452 SV của 3 mã ngành ĐT tiêu biểu tại trường là cao đẳng Điều dưỡng, bác sỹ đa khoa, đại học điều dưỡng gồm cả năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba; 45 GV của các khoa Điều dưỡng, y học lâm sàng, y cơ sở QL các chuyên ngành ĐT đó và 30 CBQL trong toàn trường.

Phiếu điều tra (bảng hỏi) được thiết kế theo thang đo Likert ba bậc với các nội dung trình bày chi tiết ở phần phụ lục. Tiến hành thống kê và lượng hóa kết quả thu được bằng cách tính số % hoặc cho điểm theo các mức độ của từng tiêu chí; mức cao nhất 3 điểm, mức giữa 2 điểm, mức thấp nhất 1 điểm; tính tổng số điểm cho từng tiêu chí (theo tần số f ); tính điểm trung bình (x)

căn cứ vào số đối tượng điều tra; tiến hành xếp hạng thứ bậc theo thang giảm dần (xếp bậc cao nhất có số thứ tự nhỏ nhất); lập bảng số liệu theo tổng số điểm, điểm trung bình, tỷ lệ % và xếp hạng, một số tiêu chí lập biểu đồ tổng quát theo tỷ lệ % các ý kiến đánh giá; kết quả căn cứ theo tỷ lệ % hoặc tính theo x (kết quả tốt khi x≥2,5đ, trung bình khi 1,5ñ x< ≤2,5ñ và kém khi

1,5

x< đ); một số các tiêu chí về ý kiến đánh giá của nhóm CBQL&GV được so sánh thứ bậc với ý kiến đánh giá của SV để tìm ra mối tương quan giữa các

đại lượng so sánh qua công thức Spearman

2 2 6 1 ( 1) D r n n ∑ = − − , kết quả 0,7 r 1

+ ≤ ≤ + là có mối tương quan thuận và chặt chẽ (càng gần giá trị +1 tương quan càng thuận và càng chặt chẽ). Một số ý kiến đánh giá tiêu biểu của đối tượng được trích đoạn trong phân tích kết quả. Đây là nguyên tắc chung thống nhất, xuyên suốt các phép tính thống kê và phân tích kết quả trong luận văn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học Y khoa Vinh (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w