9. Cấu trúc của luận văn
1.3. Các văn bản pháp lý của đề tài về hoạt động kiểm tra đánh giá và
giá và quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá
Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của BGD&ĐT về ban hành Điều lệ trường đại học. Thông tư quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng [16].
Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của BGD&ĐT về ban hành Quy chế ĐT đại học và cao đẳng hệ chính quy. Bao gồm: tổ chức ĐT; kiểm tra và thi học phần; thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp [8].
Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của BGD&ĐT về ban hành Quy chế ĐT đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Bao gồm: tổ chức ĐT; kiểm tra và thi học phần; xét và công nhận tốt nghiệp [13].
Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28/6/2007 của BGD&ĐT về ban hành Quy chế ĐT đại học và cao đẳng hình thức VLVH. Bao gồm: tổ chức ĐT; thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp; xử lý vi phạm [10].
Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1/8/2007 của BGD&ĐT về ban hành Quy chế ĐT trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy. Bao gồm: tổ chức ĐT; đánh giá học phần, thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp; điều kiện công nhận, xếp loại và cấp bằng tốt nghiệp [11].
Quyết định số 13/2006/QĐ-BGDĐT ngày 18/4/2006 của BGD&ĐT về ban hành Quy chế ĐT trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức VLVH [7].
Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13/2/2008 của BGD&ĐT về ban hành Quy định ĐT liên thông trình độ cao đẳng, đại học [14].
Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của BGD&ĐT về ban hành Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học [15].
Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007 của BGD&ĐT về ban hành Quy chế học sinh [12].
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện GD đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 [21].
Hầu hết các văn bản trên là các quy chế quy định hoạt động ĐT ở trường cao đẳng trong đó có hoạt động KTĐG KQHT của SV. Đây chính là các cơ sở pháp lí để duy trì hoạt động ĐT và hoạt động KTĐG KQHT của SV.
Hàng năm, BGD&ĐT đều có văn bản chỉ đạo những hoạt động chung của toàn ngành, là căn cứ để các trường xây dựng kế hoạch hoạt động. Chính
phủ có Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện GD đại học Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 đến 2020 và chiến lược phát triển giáo dục năm 2010 - 2020 để phù hợp với xu thế phát triển không ngừng của xã hội; đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước; nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 luận văn đã trình bày được một số khái niệm, công cụ như: kiểm tra, đánh giá, KTĐG KQHT...; luận văn cũng trình bày các vấn đề lí luận cơ bản về mục đích, yêu cầu, những nguyên tắc của KTĐG KQHT và đã đề ra được quy trình chung về KTĐG KQHT. Tiếp theo, luận văn đã trình bày được các vấn đề lí luận của QLGD, QL nhà trường, QL ở trường đại học, cao đẳng; đây là những vấn đề cơ bản mà mục đích của đề tài đã đặt ra.
Phần cuối chương 1, trên cơ sở của QL ĐT ở trường đại học, cao đẳng luận văn cũng xây dựng được những vấn đề lí luận về công tác QL KTĐG KQHT của SV với chủ thể QL ở đây là Phòng KT & ĐBCL.
Tất cả những nội dung này đã tạo thành cơ sở lí luận về QL KTĐG KQHT của SV ở trường đại học, và cũng là những vấn đề lí luận làm cơ sở lí luận để phân tích thực trạng và xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu lực của công tác QL KTĐG KQHT của SV ở Trường Đại học Y Khoa Vinh trong các chương sau.
Hiệu quả của KTĐG KQHT của SV sẽ được nâng cao khi có sự quan tâm sâu sắc và phối hợp thực hiện chặt chẽ của toàn thể thành viên trong nhà trường.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH 2.1. Khái quát về Trường Đại Học Y khoa Vinh
Tiền thân Trường Đại Học Y khoa Vinh là Trường Cao đẳng y tế Nghệ An được thành lập năm 2010 (Theo QĐ 1077/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ).
Qua nhiều năm hoạt động đến nay trường đã đào tạo cán bộ y tế ở các cấp bậc học, phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo để phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đồng thời nghiên cứu khoa học y học, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2.1.1. Số lượng đội ngũ giảng viên
- Tổng số cán bộ giảng viên nhà trường hiện nay là 316 người, gồm: + Giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy: 265 người (chiếm 83,86%); Trong đó PGS 02, Tiến sĩ/BS.CKII 37, Thạc sĩ/BSCKI 161, ĐH 65 người. + Cán bộ phục vụ chuyên môn: 15 người (chiến 4,74%)
+ Cán bộ phục vụ hành chính: 36 người (chiếm 11,39 %).
Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng CBGV Trường ĐHYK (Xem phần phụ lục)
Ngoài ra Nhà trường còn hợp đồng giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng với 80 người là những nhà khoa học, cán bộ giảng dạy có học hàm, học vị từ các Viện, Bệnh viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường Đại học khác, kể cả đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học của các sở Y tế đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận.
2.1.2. Chất lượng
2.1.2.1. Trình độ chuyên môn:
Số giảng viên có trình độ sau đại học của Trường ĐHYK Vinh hiện nay là 200 giảng viên (75,47%), trong đó PGS 02 (0,75%), Tiến sĩ/BS.CKII 37 (13,96%), Thạc sĩ/BSCKI 161 (60,75%).
Trình độ chuyên môn của giảng viên Trường ĐHYK Vinh thể hiện ở bảng 2.3 (Xem phần phụ lục)
2.2.2.2. Trình độ ngoại ngữ, tin học của giảng viên nhà trường
Ngoại ngữ, tin học là công cụ cần thiết quan trọng để giảng viên tiếp cận, vận dụng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong giai đoạn hiện nay. Theo thống kê của phòng TCCB trường ĐHYK Vinh, giảng viên có ngoại ngữ trình độ A trở lên chiếm tỷ lệ 91,5%, giảng viên có tin học trình độ A trở lên chiếm tỷ lệ 95,6%.
2.1.3. Cơ cấu
2.2.3.1. Cơ cấu về tuổi của đội ngũ giảng viên Trường ĐHYK Vinh (Xem phần phụ lục)
2.1.3.2. Cơ cấu về giới tính của đội ngũ giảng viên trường ĐHYK Vinh
Theo thống kê của phòng TCCB Trường ĐHYK Vinh, tỷ lệ giảng viên nam so với tỷ lệ giảng viên nữ của trường có độ chênh lệch tương đối cao, trong khi tỷ lệ giảng viên nữ là 70,4%, tỷ lệ giảng viên nam chỉ đạt 29,6%.
2.1.3.3. Thâm niên công tác của đội ngũ giảng viênTrường ĐHYK Vinh (Xem phần phụ lục)
2.1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
2.2.4.1. Cơ sở vật chất
- Tại cơ sở 1 (trụ sở hiện nay) đảm bảo đáp ứng với quy mô đào tạo 3.000 - 4.000 sinh viên.
- Xây dựng và đưa vào sử dụng các hạng mục công trình theo quy hoạch trường tại cơ sở 2 (khu đất 29,4 ha ở xã Hưng lộc, thành phố Vinh theo quyết định số 5147/QĐ-UBND-CN ngày 29/02/2006 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết trường Đại học Y Dược Vinh) đáp ứng với quy mô đào tạo 8.000 - 10.000 học sinh, sinh viên.
- Phát triển phòng khám đa khoa thành Bệnh viện thực hành của trường với quy mô 100 - 300 giường bệnh.
2.1.4.2. Trang thiết bị
- Đầy đủ trang thiết bị cho các phòng thực tập, labo và trung tâm huấn luyện kỹ năng y khoa đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học công nghệ.
- Đã xây dựng và hiện đại hoá hệ thống thiết bị tin học, nối mạng và sử dụng Internet rộng rãi. Nâng cấp thư viện, xây dựng trung tâm học liệu và thư viện điện tử.
- Bổ sung đủ trang thiết bị để phòng khám hoạt động và phát triển thành bệnh viện đa khoa hiện đại, quy mô 100 - 300 giường bệnh
2.1.5. Các cơ sở thực hành
Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An gồm:
- 01 bệnh viện tuyến TW: Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quỳnh Lập.
- 06 bệnh viện tuyến tỉnh: Bệnh viện hữu nghị đa khoa tỉnh; Bệnh viện Nhi; Bệnh viện Tâm thần; Bệnh viện chống Lao và các bệnh phổi; Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Điều dưỡng.
- 02 Bệnh viện ngành: Bệnh viện Quân Y4; Bệnh viện Giao thông - Vận tải Miền Trung.
- 05 Bệnh viện tư nhân (Bệnh viện Thái An; Bệnh viện 115; Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông; Bệnh viện Thành An; Bệnh viện Đông Âu) với tổng số 413 giường bệnh
- Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế; Trạm kiểm nghiệm Dược phẩm; 20 Hiệu thuốc tại các huyện, thị, thành; các Công ty Dược, Nhà thuốc trong và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận.
- 07 Trung tâm hệ dự phòng và chuyên khoa: Trung tâm Y tế dự phòng; Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Kí sinh trùng và Côn trùng, Trung tâm Phong và Da liễu; Trung tâm Nội tiết; Trung tâm Mắt; Trung tâm Kiểm nghiệm Dược và Mỹ phẩm; Trung tâm Sức khỏe sinh sản.
- 20 Bệnh viện đa khoa huyện, thị, thành.
- Tổng số giường bệnh công lập 4000 (tuyến tỉnh: 1815; tuyến huyện: 1885, bệnh viện ngành: 300).
- 473 trạm Y tế phường, xã với gần 2000 giường bệnh dân lập.
Ngoài ra còn mở rộng thêm các cơ sở y tế đóng trên địa bàn của các tỉnh lân cận như Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình..v.v..
2.2. Nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên về hoạtđộng kiểm tra - đánh giá và quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá động kiểm tra - đánh giá và quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá
Trong hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG KQHT của SV hầu hết các CBQL và GV đều cố gắng làm tròn chức trách, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, kết quả thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế, hạn chế đầu tiên là nhận thức về hoạt động KTĐG từ mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động này.
Để đánh giá đúng thực trạng nhận thức về KTĐG, thực trạng của hoạt động KTĐG và thực trạng của công tác QL hoạt động KTĐG tác giả đã lựa chọn và tiến hành điều tra 452 SV của 3 mã ngành ĐT tiêu biểu tại trường là cao đẳng Điều dưỡng, bác sỹ đa khoa, đại học điều dưỡng gồm cả năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba; 45 GV của các khoa Điều dưỡng, y học lâm sàng, y cơ sở QL các chuyên ngành ĐT đó và 30 CBQL trong toàn trường.
Phiếu điều tra (bảng hỏi) được thiết kế theo thang đo Likert ba bậc với các nội dung trình bày chi tiết ở phần phụ lục. Tiến hành thống kê và lượng hóa kết quả thu được bằng cách tính số % hoặc cho điểm theo các mức độ của từng tiêu chí; mức cao nhất 3 điểm, mức giữa 2 điểm, mức thấp nhất 1 điểm; tính tổng số điểm cho từng tiêu chí (theo tần số f ); tính điểm trung bình (x)
căn cứ vào số đối tượng điều tra; tiến hành xếp hạng thứ bậc theo thang giảm dần (xếp bậc cao nhất có số thứ tự nhỏ nhất); lập bảng số liệu theo tổng số điểm, điểm trung bình, tỷ lệ % và xếp hạng, một số tiêu chí lập biểu đồ tổng quát theo tỷ lệ % các ý kiến đánh giá; kết quả căn cứ theo tỷ lệ % hoặc tính theo x (kết quả tốt khi x≥2,5đ, trung bình khi 1,5ñ x< ≤2,5ñ và kém khi
1,5
x< đ); một số các tiêu chí về ý kiến đánh giá của nhóm CBQL&GV được so sánh thứ bậc với ý kiến đánh giá của SV để tìm ra mối tương quan giữa các
đại lượng so sánh qua công thức Spearman
2 2 6 1 ( 1) D r n n ∑ = − − , kết quả 0,7 r 1
+ ≤ ≤ + là có mối tương quan thuận và chặt chẽ (càng gần giá trị +1 tương quan càng thuận và càng chặt chẽ). Một số ý kiến đánh giá tiêu biểu của đối tượng được trích đoạn trong phân tích kết quả. Đây là nguyên tắc chung thống nhất, xuyên suốt các phép tính thống kê và phân tích kết quả trong luận văn.
2.2.1. Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động kiểm tra - đánh giá vàquản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
Kết quả thống kê về đánh giá ý nghĩa của hoạt động KTĐG trong quá trình ĐT được tổng hợp trong bảng số liệu dưới đây.
Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL, GV và SV về ý nghĩa của hoạt động KTĐG trong quá trình ĐT
TT Các mức độ CBQL GV SV Chung
SL % SL % SL % SL %
1 Rất quan trọng 24 80.0 38 84.4 371 82.1 433 82.2 2 Bình thường 4 13.3 5 11.1 52 11.5 61 11.6
3 Ít quan trọng 2 6.7 2 4.4 29 6.4 33 6.3 Kết quả cho thấy có 82,2% khách thể cho rằng KTĐG có ý nghĩa rất quan trọng, các khách thể này thường là thực hiện tốt hoạt động KTĐG; 11,6% cho rằng bình thường và 6,3% cho rằng ít quan trọng, chưa thấy tầm quan trọng của hoạt động KTĐG. Điều này nói lên vẫn còn một số khách thể chưa xác định đúng vị trí, vai trò của hoạt động KTĐG KQHT trong quá trình ĐT.
Cán bộ quản lí: đa số các CBQL (80,0%) đều nhận thức KTĐG có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình ĐT, đều nhận thấy ảnh hưởng của KTĐG đối với quá trình ĐT; số ít (13,3%) cho rằng bình thường và có 6,7% CBQL đánh giá là ít quan trọng; chủ yếu số ý kiến đánh giá bình thường và ít quan trọng thuộc về các CBQL có thâm niên công tác dưới 5 năm, trình độ lí luận và thực tiễn còn yếu. Hầu hết CBQL Phòng KT & ĐBCL và CBQL cấp trường đều cho rằng hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG là có ý nghĩa và quan trọng trong quá trình ĐT.
Giảng viên: nhiều ý kiến (84,4%) cho rằng hoạt động KTĐG và QL hoạt động KTĐG có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình ĐT, những GV này thường làm tốt nhiệm vụ của mình về KTĐG; số còn lại cho rằng bình thường (11,1%) và ít quan trọng (4,4%), số này hầu hết là các GV trẻ, năng lực sư phạm chưa cao.
Như vậy, không phải tất cả GV trong trường đều nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động KTĐG KQHT của SV.
Sinh viên: 82,1% khách thể cho rằng KTĐG có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình ĐT, đây thường là các SV học tập tích cực, có ý thức vươn lên, thực hiện tốt quy chế thi, kiểm tra; số còn lại đánh giá ở mức độ bình
thường (11,5%) và ít quan trọng (6,4%), phần nhiều trong số này là các SV năm thứ nhất, các SV không có ý thức vươn lên trong học tập.
Như vậy, không phải tất cả SV đều hiểu rõ tầm quan trọng của KTĐG KQHT trong quá trình học tập, không thấy ảnh hưởng của nó thế nào tới hoạt động nhận thức của cá nhân.
2.2.2. Nhận thức về mục đích của hoạt động kiểm tra - đánh giá vàquản lí quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên quản lí quản lí kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Kết quả thống kê được mô tả qua bảng số liệu.
Bảng 2.7. Đánh giá nhận thức về mục tiêu KTĐG KQHT của CBQL, GV và SV
TT Mục đích kiểm tra - đánh giá
CBQL GV SV Chung