Thực trạng về sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học Y khoa Vinh (Trang 58 - 61)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thực trạng về sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá

Hiện nay trong trường đang sử dụng một số phương pháp đánh giá như:

* Đánh giá lý thuyết

- Câu hỏi tự luận dài (câu hỏi cổ điển): Mỗi câu sinh viên phải viết trong 30 - 45 phút, trình bày trọn vẹn một vấn đề có thể là triệu chứng, chăm sóc một bệnh hoặc một quy trình kỹ thuật…

Loại câu hỏi này hiện vẫn đáng áp dụng ở tất cả các môn học đặc biệt là các môn triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tâm lý học….

- Câu hỏi tự luận ngắn (câu hỏi cổ điển cải tiến): Mỗi câu viết trong thời gian 7 - 10 phút trong 7 - 10 dòng khổ giấy A4. Mỗi câu là một phần nhỏ trong bài. Mỗi tiết học phải có 3 câu hỏi. Loại này hiện đang áp dung cho các môn học Y cơ sở, lâm sàng, Điều dưỡng, Cộng đồng, Dược lý

- Thi vấn đáp: áp dụng trong đánh giá thực hành lâm sàng đối với điều dưỡng, hộ sinh, y sỹ và một số môn ngoại ngữ để kiểm tra kỹ năng giao tiếp

- Thi trắc nghiệm trên giấy và chấm thủ công

Hình thức thi này đã áp dụng nhưng không đầy đủ cho các môn học chuyên ngành như: Giải phẫu, Mô phôi, Dược lý học, vi sinh - ký sinh trùng.

* Đánh giá thực hành:

- Đánh giá bằng thang điểm: Dựa vào quy trình kỹ thuật để xây dựng một bảng kiểm kèm thang điểm, quan sát sinh viên tiến hành kỹ thuật để đánh dấu vào các bước, các thao tác mà thí sinh tiến hành.

- Thi OSPE (kết hợp lý thuyết và thực hành) hay còn gọi là thi nhiều trạm: không những bắt buộc buộc học sinh phải có kiến thức lý thuyết vững chắc mà còn phải có kỹ năng thực hành tốt và có thái độ khẩn trương mới

vượt qua được các trạm thực hành.

*. Đánh giá lâm sàng

Bắt thăm bệnh nhân, làm các thủ thuật trên người bệnh để giáo viên quan sát và chấm theo bảng kiểm.

Thi tốt nghiệp: Bắt thăm bệnh nhân, làm phiếu chăm sóc, hỏi phiếu chăm sóc, thực hiện một thủ thuật trên người bệnh mô hình giả định, giáo viên quan sát theo quy trình/thang điểm để chấm

*. Đánh giá thực tập cộng đồng và thực tế tốt nghiệp

Dựa vào báo cáo kết quả thực tập cộng đồng theo mẫu cho sẵn:

Thu thập số liệu của trạm y tế, viết chẩn đoán cộng đồng, đề xuất giải pháp Viết bài tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, thăm hộ gia đình.

Tổng hợp kết quả khảo sát ta được bảng số liệu:

Bảng 2.9. Đánh giá sử dụng các hình thức KTĐG (1ñ x≤ ≤3ñ).

TT Hình thức KTĐG CBQL&GV SV Chung

x TB ∑ x TB ∑ x TB

1 Quan sát 146 1.9 4 959 2.1 3.5 1105 2.1 4 2 Vấn đáp 167 2.2 2 1017 2.3 2 1184 2.2 2 3 Bài viết tự luận 202 2.7 1 1225 2.7 1 1427 2.7 1 4 Trắc nghiệm khách quan 136 1.8 6 799 1.8 5.5 935 1.8 6 5 Kết hợp TNKQ và tự luận 140 1.9 5 799 1.8 5.5 939 1.8 5 6 Bài tập, tiểu luận 160 2.1 3 959 2.1 3.5 1119 2.1 3 7 Các hình thức khác 123 1.6 7 773 1.7 7 896 1.7 7

Trung bình chung x=2.0 x=2.1 x =2.1

Các hình thức KTĐG đã sử dụng ở nhà trường trong thời gian qua được đánh giá tương đối đồng đều; điểm trung bình là x=2,1đ (CBQL&GV đánh

giá x=2,0đ; SV đánh giá x=2,1đ). Có 6/7 (85,7%) hình thức được đánh giá có x<2,5đ.

Hình thức thi, kiểm tra dạng bài viết tự luận được đánh giá thứ nhất, tương đồng giữa các đối tượng (x=2,7đ); đây là hình thức được sử dụng ở hầu hết các chuyên ngành ĐT, các môn học trong nhà trường.

Hình thức thi, kiểm tra vấn đáp được đánh giá là sử dụng khá thường xuyên (xếp thứ hai, x=2,2đ), hình thức này thường được sử dụng ở các môn thí nghiệm, thực hành hoặc ngoài sân bãi.

Xếp thứ ba là hình thức bài tập, tiểu luận có x=2,1đ và được đánh giá giống nhau giữa các đối tượng. Thực tế cho thấy là chỉ có dạng bài tập hay được sử dụng; tiểu luận được sử dụng dưới dạng các bài viết thực hiện ngoài giờ lên lớp nhưng chưa có sự hướng dẫn và đánh giá kết quả đạt được của GV.

Các hình thức khác được đánh giá với trung bình chung và thứ bậc thấp; tương đối thống nhất giữa các đối tượng. Điều đó cho thấy việc sử dụng đơn điệu các hình thức KTĐG KQHT trong nhà trường trong những năm vừa qua.

Nhìn chung các ý kiến đánh giá là khá phù hợp; một số tiêu chí có trung bình chung khác nhau giữa các ý kiến nhưng chênh lệch này không lớn: tiêu chí về sử dụng hình thức quan sát chênh 0,2đ, các tiêu chí còn lại chỉ chênh 0,1đ. Để khẳng định sự phù hợp giữa các ý kiến đánh giá, tác giả đã sử dụng công thức tương quan thứ bậc Spearman, thu được kết quả r ≈ +0,98. Đây là tương quan thuận và rất chặt chẽ, có nghĩa là ý kiến đánh giá của CBQL&GV và ý kiến đánh giá của SV là hoàn toàn phù hợp nhau.

Một số ý kiến đóng góp của CBQL&GV và SV cho rằng để nâng cao hiệu quả của hoạt động KTĐG KQHT nên sử dụng ngân hàng đề thi; căn cứ vào ngân hàng đề thi tổ chức thường xuyên hơn hình thức TNKQ, hoặc nâng

cao năng lực ra đề thi dạng TNKQ kết hợp với viết tự luận. Đây cũng là những ý kiến hay rất đáng quan tâm.

Từ những đánh giá trên có thể thấy, để đảm bảo các nguyên tắc của KTĐG thì việc sử dụng đa dạng các hình thức KTĐG là một trong những phương pháp hữu hiệu. Muốn vậy, ngoài sử dụng các hình thức như trước đây, hoàn thiện và thực hiện các hình thức đó một cách có hệ thống, đảm bảo quy trình thì việc sử dụng các hình thức KTĐG khác, hoặc kết hợp các hình thức KTĐG nhất là với hình thức TNKQ là phương án tốt và khả thi. Để tiến hành triển khai được TNKQ thì ngoài vấn đề nghiệp vụ về hoạt động KTĐG của CBQL, GV thì vấn đề nghiệp vụ ra đề thi, xây dựng ngân hàng đề thi, vấn đề ứng dụng CNTT vào KTĐG là các vấn đề liên quan mật thiết với nhau.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học Y khoa Vinh (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w