Năng lực làm chủ công nghệ truyền hình

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34 - 37)

9. Kết cấu của Luận văn

1.5.3. Năng lực làm chủ công nghệ truyền hình

Năng lực làm chủ công nghệ truyền hình là năng lực của nhân lực KH&CN Đài Truyền hình để có thể tranh thủ sự hỗ trợ và trợ giúp của các yếu tố bên trong và bên ngoài nhằm hoàn thành nhiệm vụ chung.

Năng lực làm chủ công nghệ truyền hình được đánh giá dựa trên bốn cấp độ sau:

Mức 1: Năng lực vận hành các dây chuyền công nghệ truyền hình

- Năng lực thích ứng công nghệ mới và khả năng tương thích giữa công nghệ hiện có và công nghệ được chuyển giao nhằm đạt được hiệu quả cao.

- Năng lực khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin, các bí quyết công nghệ nhằm tạo ra nguồn lực phục vụ các hoạt động sản xuất.

Mức 2: Năng lực duy tu – bảo dưỡng

- Năng lực dự báo sự cố và khắc phục sự cố song song với việc tiến hành các công việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống thiết bị kỹ thuật.

Mức 3: Năng lực đổi mới dây chuyền công nghệ truyền hình

- Năng lực đổi mới quy trình dựa trên các ghi nhận chi tiết trong quá trình vận hành để phát hiện các lỗi mang tính hệ thống hay mắc xích, lỗi do phần cứng hay phần mềm để thực hiện việc đổi mới qui trình cho phù hợp.

- Khả năng tạo được những đổi mới ứng dụng.

- Năng lực cải tiến công nghệ để có thể theo kịp hoặc có thể tương thích với các công nghệ trên tiên tiến trên thế giới.

Mức 4: Năng lực tự xây dựng và thiết kế dây chuyền sản xuất chương trình truyền hình: đây là năng lực cao nhất của nhân lực KH&CN trong việc tiếp

nhận và làm chủ hoàn toàn dây chuyền công nghệ sản xuất chương trình truyền hình.

* Kết luận Chương 1

Trong Chương 1 Luận văn đã đưa ra hệ thống lý thuyết về:

- Công nghệ truyền hình, trong đó tác giả tập hợp và đưa ra các khái niệm công nghệ, khái niệm truyền hình, dây chuyền truyền hình, công nghệ truyền hình ... để có thể khái quát được một chuỗi các hoạt động để sản xuất ra chương trình truyền hình thông qua các công nghệ như công nghệ ghi hình, công nghệ dựng hậu kỳ, công nghệ phát hình, công nghệ phát sóng, công nghệ lưu trữ…

- Nhân lực KH&CN, trong đó đã đưa khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực, nhân lực KH&CN... nhằm thống nhất khái niệm được sử dụng để có thể phân loại, làm rõ nhân lực và nguồn nhân lực KH&CN từ đó định hướng bồi

dưỡng, đào tạo, phát triển nhân lực theo nhu cầu của tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp) hay dựa trên tiêu chí đặt ra để tiếp nhận nguồn nhân lực của xã hội. - Năng lực tiếp nhận, năng lực làm chủ, trong đó đã đưa ra khái niệm về năng lực của nhân lực KH&CN trong lĩnh vực truyền hình để có thể hình dung và khái quát được nhiệm vụ, vai trò, khả năng trong công tác tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình đang có và công nghệ truyền hình được chuyển giao. Đây là những khái niệm đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức nhân sự, tổ chức hoạt động sản xuất, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất... nhằm mục đích phát triển Đài Truyền hình trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay. Ở Việt Nam, một số Đài Truyền hình đã và đang hoạt động như là một doanh nghiệp vì thế trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là yếu tố nhân lực và yếu tố công nghệ.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN VÀ LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH

CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34 - 37)