Tuổi và giới tính của nhân lực KH&CN Đài Truyền hình TP.HCM

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 44 - 48)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.2.tuổi và giới tính của nhân lực KH&CN Đài Truyền hình TP.HCM

TP.HCM

Việc phải phân tích về độ tuổi và giới tính của nhân lực KH&CN là cần thiết, bởi vì khi phân tích độ tuổi sẽ cho thấy mức độ cân đối giữa nguồn lực trẻ đầy nhiệt huyết và đội ngũ làm việc lâu năm, nhiều kinh nghiệm trong một tổ chức để từ đó giúp cho các nhà quản lý đề ra đường lối, chiến lược cho sự phát triển bền vững của tổ chức đó. Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất công việc của từng đơn vị cụ thể thì sự cân đối giới tính của nhân lực KH&CN cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của tổ chức đó. Độ tuổi và giới tính của nhân lực KH&CN thuộc Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh được thể hiện tại Bảng 5 sau đây:

Bảng 6. Độ tuổi của nhân lực Đài TP.HCM

STT ĐỘ TUỔI SỐ LƯỢNG GIỚI TÍNH GHI CHÚ NAM NỮ 1 Dưới 30 tuổi 195 151 44 2 Từ 31 tuổi đến 40 tuổi 266 206 60 3 Từ 41 tuổi đến 50 tuổi 408 248 160

4 Từ 51 tuổi đến 60 tuổi 104 62 42 Nữ từ 51 tuổi đến 55 tuổi

5 Trên 60 tuổi 9 8 1

(Nguồn: Ban Tổ chức – Đào tạo, Đài Truyền hình TP.HCM)

Từ Bảng 5, Luận văn xin phân tích sâu về độ tuổi của nhân lực KH&CN tại biểu đồ dưới đây.

Biều đồ 2: Tỉ lệ giữa các độ tuổi của nhân lực Đài Truyền hình TP.HCM 1% 11% 20% 27% 41% Dưới 30 tuổi Từ 31 tuổi đến 40 tuổi Từ 41 tuổi đến 50 tuổi Từ 51 tuổi đến 60 tuổi Trên 60 tuổi

Qua biểu đồ 2, ta nhận thấy:

- Nhân lực KH&CN của Đài ở độ tuổi dưới 30 chiếm 20% trên tổng số và đây là một con số không thực sự lý tưởng của lực lượng được xem như là kế thừa. Trong khoảng thời gian tới nếu tỉ lệ này không được nhanh chóng gia tăng thì Đài sẽ gặp khó khăn trong công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân lực đã lớn tuổi. Vì độ tuổi dưới 30 tuổi có khả năng tiếp nhận cái mới nhanh, đặc biệt là khả năng thích ứng với công nghệ mới, đồng thời tính năng động và sáng tạo cũng được phát huy một cách tối đa trong độ tuổi này. Song song với các ưu điểm đó thì cũng tồn tại những mặt hạn chế như: đa phần là cần phải được đào tạo lại, thiếu kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, xử lý vấn đề cứng nhắc, không có độ mềm dẻo cần thiết, hấp tấp và không cẩn thận... vì thế luôn cần đội ngũ lớn tuổi, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để hướng dẫn kèm cặp.

- Những khiếm khuyết của độ ngũ trẻ tuổi nêu trên sẽ được nhanh chóng san lấp bởi 68% nguồn nhân lực KH&CN của Đài nằm ở độ tuổi từ 31 tuổi đến 50 tuổi. Đây là độ tuổi đạt được độ chín về chuyên môn nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu và triển khai, trong tiếp cận công nghệ mới và cải tiến, nâng cấp công nghệ cũ... Với nguồn nhân lực KH&CN này, hứa hẹn Đài sẽ đạt được độ ổn định cao trong nhiều năm tới.

Với 11% nguồn nhân lực nằm ở độ tuổi từ 51 tuổi đến 60 tuổi thể hiện Đài Truyền hình TP.HCM là một đơn vị có nguồn nhân lực KH&CN trẻ. Đồng thời với 1% độ tuổi trên 60 tuổi (hầu hết là Cán bộ quản lý về hưu được mời lại làm công tác cố vấn, tham mưu cho đội ngũ quản lý của Đài) đã cho thấy sự khôn ngoan của những người làm công tác quản lý khi họ muốn dựa trên nguồn lực trẻ để đẩy nhanh tiến trình phát triển của đơn vị với sự góp sức của một đội ngũ giàu kinh nghiệm trong công tác quản lý để cố vấn về chiến lược phát triển mang tính bền vững.

Biều đồ 3: Tỉ lệ giữa các độ tuổi nhân lực nam Đài Truyền hình TP.HCM

1% 30% 38% 22% 9% Dưới 30 tuổi Từ 31 tuổi đến 40 tuổi Từ 41 tuổi đến 50 tuổi Từ 51 tuổi đến 60 tuổi Trên 60 tuổi

Biểu đồ 3 cho thấy tỉ lệ phần trăm giữa các độ tuổi của nguồn nhân lực nam KH&CN Đài khá gần với tỉ lệ chung của toàn cơ quan, vì thế những khó khăn và thuận lợi của từng độ tuổi cũng có thể được lý giải như cách diễn giải tổng thể nguồn nhân lực KH&CN Đài. Một đặc điểm nổi bật cần lưu ý trong độ tuổi của nhân lực nam đó là với 30% nhân lực từ 31 tuổi đến 40 tuổi cộng với 38% nhân lực từ 41 tuổi đến 50 tuổi trong tổng số nhân lực KH&CN nam của Đài thì đây là con số ”vàng” vì con số này thể hiện sự hội tựu giữa sức trẻ và kinh nghiệm, giữa sự năng động, sáng tạo và khoa học, bài bản nếu kết hợp với một cơ chế hoạt động mở, một phương thức quản lý khoa học hợp lý nó sẽ tạo sức bật mạnh mẽ cho sự phát triển của Đài trong thời gian tới.

Biều đồ 4: Tỉ lệ giữa các độ tuổi nhân lực nữ Đài Truyền hình TP.HCM 52% 14% 14% 20% Dưới 30 tuổi Từ 31 tuổi đến 40 tuổi Từ 41 tuổi đến 50 tuổi Từ 51 tuổi đến 55 tuổi

Với 72% tổng số nhân lực KH&CN nữ ở độ tuổi từ 31 tuổi đến 50 tuổi cũng cho thấy sức mạnh và sự ổn định về nguồn lực nữ trong thời gian tới. Tuy nhiên, khi đánh giá tỉ lệ phần trăm ở từng độ tuổi riêng biệt (thể hiện ở biểu đồ 4) sẽ chỉ ra những quan ngại cần phải thay đổi trong nguồn nhân lực KH&CN nữ của Đài Truyền hình TP.HCM thời gian tới như sau:

- Tỉ lệ 14% dưới 30 tuổi là một tỉ lệ thấp và thể hiện đây là đội ngũ ”không trẻ” và nó đã làm suy giảm đáng kể tính năng động, sáng tạo, cầu tiến trong tổng thể chung. Ngoài ra, nữ ở độ tuổi này là trong giai đoạn lập gia đình và sinh nở nên tính liên tục trong công việc là không cao, khó khăn trong việc tham gia bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là các khóa đào tạo dài hạn.

- Với 52% tỉ lệ từ 41 tuổi đến 50 tuổi tiếp tục cho thấy rõ ràng sự ”không trẻ” trong nhân lực nữ (tại Việt Nam hiện nay, 55 tuổi sẽ là độ tuổi nghỉ hưu của nữ). Đồng thời khả năng tiếp cận cái mới sẽ bị hạn chế do tuổi tác, kéo theo đó là chi phí đào tạo cao.

Đồ thị 1: Số lượng nhân lực KH&CN nam, nữ ở các độ tuổi 195 266 408 104 9 151 206 248 62 8 44 60 160 42 1 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 < 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 > 60 ĐỘ TUỔI SỐ LƯỢNG TỔNG CỘNG GIỚI TÍNH NAM GIỚI TÍNH NỮ Đồ thị 1 cho ta thấy:

Tỉ lệ nam chiếm 77% ở độ tuổi dưới 40 tuổi và 60% ở độ tuổi trên 40 tuổi so với nữ thể hiện bởi một số nguyên nhân sau:

- Môi trường làm việc: đặc thù công việc là thường xuyên đi công tác xa nhà và dài ngày, áp lực công việc cao...

- Độ dẻo dai, sức bền trong công việc.

- Tính năng động, sáng tạo, khả năng tiếp cận với công nghệ mới điều này thể hiện rõ nét nhất trong khối kỹ thuật với trên 95% tỉ lệ nhân lực nam so với nhân lực nữ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 44 - 48)