Khái niệm nhân lực và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 31)

9. Kết cấu của Luận văn

1.4.1 Khái niệm nhân lực và nguồn nhân lực

a. Khái niệm nhân lực

Nhân lực được hiểu theo một cách tổng quát nhất đó là sức mạnh thể lực và trí lực của con người đang tham gia vào một quan hệ lao động nhất định tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội.

Đối với doanh nghiệp thì khái niệm nhân lực là bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.

Tóm lại, khi nói về nhân lực của xã hội, tổ chức hay doanh nghiệp không chỉ đơn thuần nói về số lượng con người mà là tổng hòa các năng lực về khía cạnh thể chất, trình độ, kỹ năng, khả năng đáp ứng nhu cầu, nhân cách của những người có thể lao động trong một xã hội, một tổ chức hay một doanh nghiệp nào đó. Trong đó, nét đặc trưng của nhân lực thể hiện ở hai điểm cơ bản sau:

- Là những người đang tham gia trực tiếp vào các quan hệ lao động. - Là những sức mạnh hiện có của con người.

b. Khái niệm nguồn nhân lực (Human resources)

Nguồn nhân lực được phân chia thành nguồn nhân lực xã hội và nguồn nhân lực của tổ chức. Trong đó:

Nguồn nhân lực xã hội là những năng lực về thể chất và trí tuệ để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Nói theo một cách khác thì đó là toàn bộ số lượng người có thể làm việc khi cần thiết. Tuy nhiên, một bộ phận nguồn nhân lực có thể không thuộc lực lượng lao động xã hội đó chính là những người thuộc độ tuổi lao động nhưng không tìm việc làm, những người đang đi học và những người thuộc tình trạng khác như nghỉ hưu trước tuổi, những người hết tuổi lao động vẫn đang làm việc.

Nguồn nhân lực của tổ chức là một bộ phận cấu thành nguồn nhân lực xã hội, bao gồm tất cả những ai làm việc cho tổ chức hoặc những người chờ đợi để làm việc cho tổ chức (nguồn dự trữ). Cụ thể hơn nguồn nhân lực xã hội, nguồn nhân lực của tổ chức có những đòi hỏi, yêu cầu riêng tùy theo chức năng nhiệm vụ, tính chất công việc của tổ chức đó. Vì thế, ngoài nguồn nhân lực của xã hội có thể đáp ứng được yêu cầu của tổ chức thì mỗi tổ chức phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, tạo nguồn nhân lực cho mình một cách hợp lý.

Tóm lại, nguồn nhân lực là phạm trù khả năng bởi nó bao gồm sức mạnh ở dạng tiềm năng của mọi con người tồn tại trong xã hội. Nguồn nhân lực xét ở tầm vĩ mô thì đó là sức mạnh tiềm ẩn của xã hội, sức mạnh này chỉ

có thể phát huy tác dụng nếu chúng được định hướng, khai thác và sử dụng một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)