Hoạt động Khoa học và Công nghệ ở Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 52 - 57)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3.1.Hoạt động Khoa học và Công nghệ ở Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh

Lịch sử phát triển của ngành Truyền hình Việt Nam được gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam. Đầu tiên là sự ra đời Đài Truyền hình Sài Gòn dưới sự quản lý của chế độ cũ vào năm 1965 như đã phân tích ở trên, sau đó vào năm 1970 Đài Truyền hình Việt Nam ra đời dưới sự giúp đỡ về nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật của các nước anh/em. Hệ thống truyền hình quốc gia

Việt Nam chỉ được phân chia rõ rệt thành hai cấp khác nhau kể từ năm 1976 đó là: Đài Truyền hình quốc gia được gọi là Đài Truyền hình Việt Nam và hệ thống các Đài truyền hình địa phương thuộc 63 Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương trên cả nước.

Trước năm 1986, mục tiêu ra đời của các Đài là nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của truyền hình và báo chí nói chung, đó là cơ quan ngôn luận, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hoạt động của các Đài được duy trì bởi nguồn ngân sách của trung ương (Đài VTV) hoặc nguồn ngân sách từ Ủy ban Nhân dân các Tỉnh, Thành trực thuộc trung ương (Đài địa phương), nguồn kinh phí này hầu như chỉ đủ dùng để chi trả lương cho CBCNV còn các đầu tư về cơ sơ vật chất, hệ thống dây chuyền thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác truyền hình thì được tài trợ từ các nước XHCN và một vài nước khác hoặc chỉ được phép mua các thiết bị thật sự cần thiết để thay thế cho các thiết bị hư hỏng qua thời gian dài sử dụng (theo OECD việc mua bán thiết bị thuần túy nêu trên không được coi là mua bán công nghệ). Thông tin về sự phát triển công nghệ truyền hình trên thế giới không được cập nhật. Các đầu tư cho nghiên cứu phát triển, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất chương trình truyền hình gần như bằng không... Tóm lại, thời điểm này hoạt động KH&CN trong lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam xem như là chưa được hình thành.

Từ sau năm 1986, cùng với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của đất nước khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là sự phát triển toàn diện về qui mô, đa dạng về nội dung, chất lượng chương trình được nâng cao... của các Đài truyền hình từ trung ương đến địa phương. Để có sự thay đổi toàn diện như trên đòi hỏi phải có sự thay đổi về trang thiết bị kỹ thuật đã lỗi thời, đổi mới dây chuyền sản xuất chương trình truyền hình không còn phù hợp, phải đầu tư mạnh mẽ các công nghệ truyền hình mới, phải có đội ngũ kỹ thuật năng động, sáng tạo, lành nghề... Không như thời kì bao cấp sự trang bị hệ thống thiết bị kỹ thuật không còn đơn thuần là việc mua máy móc thuần túy mà là việc mua thiết bị có hàm

chứa tri thức công nghệ quan trọng để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao (sản phẩm truyền hình chất lượng cao), điều này đồng nghĩa ngành Truyền hình Việt Nam đã chính thức tham gia vào thị trường mua bán công nghệ. Ngoài ra, còn phải kể đến chính sách đầu tư phát triển nhân lực trong lĩnh vực truyền hình để có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển, nâng cấp hoặc xây dựng mới hạ tầng cơ sở... Các hoạt động trên vô hình chung đã tạo cơ sở cho việc hình thành cơ chế quản lý các hoạt động KH&CN trong toàn ngành nói chung và trong từng Đài truyền hình nói riêng.

Đài Truyền hình TP.HCM là một Đài Truyền hình địa phương nằm trong hệ thống Truyền hình quốc gia Việt Nam, chính vì thế sự hình thành và phát triển các hoạt động KH&CN của Đài cũng không nằm ngoài lịch sử phát triển chung của cả hệ thống Truyền hình Việt Nam.

2.3.2 Đặc điểm hoạt động công nghệ của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

Các hoạt động công nghệ nói chung của Đài đang trong giai đoạn định hình vì thế tình trạng phát triển qui hoạch chưa chi tiết. Như đã phân tích, Đài Truyền hình TP.HCM được thành lập và phát triển một thời gian dài dựa trên nền tảng là cơ quan tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Sau khi đổi mới 1986, việc xã hội phát triển theo nền kinh tế thị trường khiến cho Đài cũng phải từng bước vận động theo xu hướng thị trường. Đặc biệt là sau Quyết định số 605/TTg, ngày 31 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ “về việc cho phép ngành truyền hình được sử dụng nguồn thu từ quảng cáo để phát triển ngành” từ đó đã bắt đầu nảy sinh nhiều nhu cầu mới: khán giả xem truyền hình cần nhiều thông tin giải trí và giáo dục hơn, các nhà sản xuất cần thông qua truyền hình để quảng cáo sản phẩm, Đài thì phải tìm cách thu hút lượng khán giả xem Đài bằng cách sản xuất nhiều chương trình giải trí phục vụ cho nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi khác nhau, để tạo thêm nguồn thu từ dịch vụ quảng cáo… Đài Truyền hình TP.HCM đã từng bước phát triển thêm kênh giải trí HTV7 và sau này là sự xuất hiện hàng loạt các kênh chuyên biệt thuộc hệ thống truyền hình cáp (đến thời điểm này có tổng cộng 22 kênh do

Đài quản lý và phụ trách sản xuất chương trình), trong đó có nhiều kênh tận dụng lại các chương trình của các đài khác hoặc sử dụng sóng để chiếu phim nước ngoài (Trung Quốc, Hàn quốc, Pháp…). Với sự phát triển ồ ạt để chạy theo thị hiếu, chạy theo doanh thu đã mang lại hàng loạt các vấn đề mang yếu tố thị trường trong quá trình vận động đó. Ví dụ như vấn đề “thương mại hóa báo chí”, “xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình”…

Trong một thời gian dài sau đổi mới, việc đầu tư công nghệ của Đài diễn ra hết sức nhộn nhịp nhưng mang nặng tính dàn trải. Vì hầu như phải đầu tư thay đổi tất cả các hệ thống thiết bị kỹ thuật cũ đã qua sử dụng nhiều năm không còn sử dụng được hoặc không thể nâng cấp cho tương thích với dây chuyền sản xuất mới. Mặt trái của việc mua sắm ồ ạt là đôi khi việc đầu tư công nghệ vận hành gần như theo mô hình tự phát.

Trong giai đoạn mới, chính sách đầu tư công nghệ đã “thoáng hơn” nhưng “tư duy quản lý hoạt động công nghệ” chưa theo kịp xu hướng phát triển chung. Một trong những nguyên nhân đó là do các nhà quản lý tập trung xây dựng cơ chế hoạt động và quản lý chung nên có thể chưa thấy được vai trò quan trọng của việc quản lý hoạt động công nghệ truyền hình.

Cơ chế đầu tư cho truyền hình vẫn dựa trên ngân sách. Các nguồn thu từ truyền hình (chủ yếu là từ nguồn thu từ quảng cáo) đều phải nộp vào ngân sách và sau đó tùy theo tình hình và nhu cầu mà lập dự án đầu tư xin lại ngân sách. Việc ngày càng phát triển đa dạng về mọi mặt của Đài, cơ chế đầu tư xin cho này tỏ ra chậm chạp đã dẫn đến không ít lần công nghệ đầu tư bị lạc hậu vì đời sống của một sản phẩm công nghệ thường chỉ là 5 năm trong khi các thủ tục hoàn thành dự án thường kéo dài từ 2 đến 3 năm.

Chi phí đầu tư công nghệ ngày càng tăng nhưng chưa có những đánh giá về hiệu quả kinh tế cho việc đầu tư dự án.

Trong lĩnh vực khai thác nguồn nhân lực, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, biên tập, phóng viên và kỹ thuật chưa thật sự mạnh. Thế nhưng công tác đào tạo và tái đào tạo chưa được quan tâm đúng mức. Những năm gần đây,

Đài Truyền hình TP.HCM chi cho đào tạo trên dưới 5 tỉ đồng và tăng từng năm nhưng chủ yếu chỉ dừng ở mức đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ.

Đài Truyền hình TP.HCM là một trong những đài đi đầu trong thực hiện thử nghiệm việc xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình. Đây là một trong những biện pháp tận dụng sức lao động sáng tạo của xã hội để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các thể loại nội dung chương trình. Số liệu thống kê tài chính của Đài đã cho thấy hiệu quả của chủ trương xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình. Đây là một trong những cơ sở thực tiễn khá quan trọng trong việc đổi mới cơ chế hoạt động truyền hình nói chung và hoạt động công nghệ truyền hình nói riêng.

Hệ thống thông tin tư vấn công nghệ chưa cao. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết về hoạt động đầu tư và khai thác công nghệ của Đài. Hạ tầng thông tin nói chung của Việt nam chưa đồng đều nên khó có nhiều điều kiện để tiếp cận các thông tin về sự phát triển công nghệ trên thế giới. Nguồn thông tin chủ yếu được cung cấp bởi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị chuyên ngành. Do mục đích lợi nhuận của doanh nghiệp nên các thông tin tư vấn này cũng chỉ mang tính chất phiến diện, một chiều có lợi cho doanh nghiệp nhiều hơn.

2.3.3 Hoạt động đổi mới công nghệ của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

Lần đầu tiên Đài Truyền hình TP.HCM đổi mới công nghệ truyền hình là vào năm 1986, khi đó Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp một khoảng kinh phí lớn để đầu tư thiết bị cho Phim trường (bỏ hệ thống công nghệ cũ của Hoa Kỳ dùng hệ màu NTSC bằng việc trang bị hệ thống thiết bị kỹ thuật của Pháp dùng hệ màu SECAM). Sau năm 1991, khi Việt Nam chính thức chuyển mình và trở thành nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì Đài Truyền hình TP.HCM cũng có những bước đột phá trong cơ chế hoạt động đó chính là lần đầu tiên có được nguồn thu từ các dịch vụ truyền hình như quảng cáo. Từ nguồn thu này cộng với kinh phí của Nhà nước cấp, Đài bắt đầu chủ động và chính thức tham gia vào thị trường công nghệ truyền hình trên thế giới

bằng việc nâng cấp, trang bị mới hàng loạt hệ thống thiết bị kỹ thuật: trang bị xe ghi hình lưu động (xe màu), đầu tư xây dựng hàng loạt các phòng dựng với công nghệ dựng mới (công nghệ Betacam), máy ghi hình (camera) thế hệ mới, thiết lập dây chuyền sản xuất chương trình truyền hình thông qua hoạt động các phim trường ghi hình với sự kết hợp của các hệ thống thiết bị kỹ thuật khác nhau như hệ thống âm thanh, ánh sáng, máy ghi hình, hệ thống các thiết bị quan sát, chuyển đổi, phân tích tín hiệu dùng cho Đạo diễn...

Những năm 90 của thế kỉ trước là giai đoạn đầu tư nâng cấp, đổi mới hàng loạt hệ thống thiết bị kỹ thuật hỗ trợ công việc sản xuất chương trình truyền hình mang tính dàn trải của Đài Truyền hình TP.HCM. Từ năm 2000 đến nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và sự phát triển ồ ạt của công nghệ truyền hình đã làm chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ của Lãnh đạo Đài thay đổi theo chiều hướng tập trung, hiện đại và đón đầu công nghệ để không bị lạc hậu về công nghệ cũng như có thể bắt kịp trình độ công nghệ của các Đài Truyền hình lớn trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể hóa cho chiến lược phát triển này, Đài Truyền hình TP.HCM đã đầu tư nhiều công nghệ mới tiêu biểu như sau:

- Hệ thống phát hình tự động Flexys card và hệ thống phát hình tự động bằng ổ cứng Seachange.

- Hệ thống Phim trường ảo kỹ thuật số và thiết bị Phim trường theo công nghệ số.

- Xe ghi hình lưu động có kèm hệ thống truyền dẫn Viba, Uplink... - Hệ thống lưu trữ số hóa.

- Hệ thống tổng không chế (Master control). - Hệ thống máy phát hình cho cột anten 252m. - Hệ thống làm tin kỹ thuật số...

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 52 - 57)