Phân loại công nghệ truyền hình

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26 - 28)

9. Kết cấu của Luận văn

1.2.4. Phân loại công nghệ truyền hình

Qua phân tích về các giai đoạn của quá trình hình thành và phân phối sản phẩm, công nghệ truyền hình có thể được phân loại theo hai cách sau đây:

Cách phân loại thứ nhất là căn cứ theo từng chủng loại, thể loại chương trình hay nội dung chương trình mà người ta phân loại thành: công nghệ sản xuất tin tức, công nghệ sản xuất trò chơi truyền hình, công nghệ sản xuất kịch, cải lương, công nghệ sản xuất phim, công nghệ sản xuất ca nhạc…

Trên thế giới, việc mua bán, trao đổi bản quyền thực hiện các chương trình truyền hình diễn ra rất phổ biến. Tại Việt Nam trong những năm gần đây khi truyền hình ngoài mục đích phục vụ chính trị thì nhu cầu về thông tin, giải trí ngày càng cao và có tính thương mại hóa lớn. Chính vì thế việc trao đổi, mua bán bản quyền thực hiện các chương trình truyền hình như là một điều tất yếu và đã diễn ra ở nhiều Đài truyền hình như: VTV, HTV, SCTV, BTV… với các chương trình đã và đang thực hiện như: “Việt Nam Idol“, “ Siêu thị may mắn”, “Hành trình Văn hóa“, “Dự báo thời tiết “… Về cơ bản đây chính là một sản phẩm công nghệ sản xuất chương trình truyền hình theo đúng nghĩa. Các chương trình này có một định dạng khá cố định về nội dung, hình thức thể hiện, các khuôn hình bố cục... Bản quyền ở đây bao gồm quyền được sản xuất chương trình và kèm theo toàn bộ tài liệu, thông tin và các chi phí đào tạo chuyển giao qui trình cho nhóm thực hiện chương trình.

Sản phẩm của công nghệ truyền hình khác với sản phẩm của các dây chuyền công nghệ sản xuất khác. Nghĩa là, các sản phẩm truyền hình trong cùng một dây chuyền sản xuất là không giống nhau hoàn toàn, các sản phẩm này chỉ giống nhau về định dạng, về qui trình sản xuất nhưng khác nhau về mặt nội dung. Sự khác biệt cơ bản này đến từ yếu tố con người vì các sản phẩm truyền hình luôn mang hàm lượng sáng tạo cao mà con người thì đóng vai trò quyết định về mặt nội dung. Vì thế, sự thể hiện khác nhau trên từng sản phẩm là cơ sở đánh giá chất lượng của sản phẩm truyền hình hoàn thiện. Ví dụ: Cuộc thi Ngôi sao tiếng hát truyền hình do Đài Truyền hình TP.HCM tổ chức hằng năm là một sản phẩm truyền hình có cùng qui trình sản xuất, cùng cách thức tổ chức nhưng về mặt hình thức của sản phẩm thì khác nhau và thay đổi theo từng năm.

Cách phân loại thứ hai là căn cứ theo hệ thống thiết bị kỹ thuật của từng giai đoạn: công nghệ ghi hình, công nghệ dựng hậu kỳ, công nghệ phát hình, công nghệ phát sóng, công nghệ lưu trữ… Cách phân loại này đề cao vai trò của thành phần thiết bị, nguyên nhân chính là do trong thực tế chưa có sự thống nhất định nghĩa về công nghệ đã dẫn đến các bất cập trong việc đánh giá các yếu tố vô hình (phần mềm, bí quyết, tổ chức quản lý, khả năng biên tập chương trình…). Vì thế, các yếu tố vô hình thường được áp vào trong một vật mang cụ thể nào đấy. Ví dụ như hệ thống dựng, biên tập lại sản phẩm trong giai đoạn hậu kỳ bao gồm: máy tính, phần mềm chuyên dụng, bản quyền phần mềm, bo mạch xử lý, tài liệu hướng dẫn thao tác, kỹ năng sử dụng,… nhưng trong công tác quản lý tài sản chỉ được xem đơn giản là một máy tính chuyên dùng.

Trong phạm vi Luận văn này, tác giả sử dụng cách phân loại thứ nhất về công nghệ truyền hình để tiếp cận các qui trình sản xuất chương trình truyền hình bị được chuyển giao để từ đó có thể làm rõ, đánh giá năng lực tiếp nhận và năng lực làm chủ công nghệ truyền hình của nhân lực KH&CN Đài Truyền hình TP.HCM.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)