9. Kết cấu của Luận văn
2.4.2. Chính sách tài chính đầu tư cho công tác nghiên cứu
Như đã biết, hoạt động công nghệ bao gồm các hoạt động liên quan đến: đầu tư, chuyển giao công nghệ, khai thác công nghệ, dịch vụ tư vấn thông tin, đào tạo, phổ biến công nghệ… Nhưng giai đoạn đầu quá trình đầu tư chủ yếu là mua thiết bị, chưa thể gọi là đầu tư công nghệ. Các dự án đầu tư chủ yếu là mua mới hoặc nâng cấp thiết bị cho một dây chuyền sản xuất sẵn có. Ví dụ: Đài có dự án đầu tư hệ thống dây chuyền mạng sản xuất tin tức của HTV nhưng các yếu tố khác của công nghệ (qui trình, con người…) bị bỏ qua dẫn đến tình trạng mạng sản xuất tin tức của HTV chỉ có thể đưa vào khai thác sau hơn 1 năm mày mò và cải tiến để phù hợp với qui trình cũ. Vì thế, nhìn chung là việc khai thác công nghệ, hệ thống… không hiệu quả và gây lãng phí rất nhiều.
Sau một vài dự án có thể nói là không đạt hiệu quả thì các nhà quản lý đã nhìn nhận rằng: ”việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu KH&CN của Đài là một yêu cầu cấp thiết và phải được triển khai ngay”. Bước đầu, kinh phí dùng cho hoạt động nghiên cứu khoa học là 200 triệu đồng năm 2008 và tăng lên 500 triệu đồng năm 2010. Nguồn kinh phí này chủ yếu được dùng để bồi dưỡng cho các kỹ sư có đề tài nghiên cứu và tổ chức các buổi hội thảo khoa học trong nội bộ Đài.
Hiện nay, Đài vẫn chưa có chính sách đầu tư hoặc tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, thời gian... cho đề tài nghiên cứu khoa học của Cán bộ viên chức Đài vì thế đã không tận dụng và lãng phí chất xám của nguồn lực hiện có. Ngoài ra, nguồn lực xã hội cũng chưa được quan tâm đánh giá đúng mức thể hiện bằng ”số 0” tròn trĩnh đơn đặt hàng cho các đề tài nghiên cứu kỹ thuật truyền hình từ nguồn lực xã hội.