Hoàn thiện hành lang pháp lý để đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thu hút nguồn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 95 - 107)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý để đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thu hút nguồn

hút nguồn lực tài chính xã hội phát triển công nghệ truyền hình

Trong vài năm qua, chính sách của Nhà nước đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các Đài truyền hình từ trung ương đến địa phương thông qua môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động văn hóa – xã hội, hoạt động khoa học kỹ thuật… Tuy nhiên, xét trên khía cạnh phát triển KH&CN trong lĩnh vực truyền hình thì môi trường pháp lý cần tiếp tục nhanh chóng thay đổi, hoàn thiện hơn nữa để thúc đẩy phát triển đồng đều, toàn diện ngành truyền hình Việt Nam. Trong đó, việc phát triển dịch vụ kỹ thuật truyền hình mà Đài Truyền hình TP.HCM đã và đang xây dựng và hoàn thiện nội dung, qui chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức nhân sự, lĩnh vực hoạt động… để tiến tới xin phép thành lập Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Truyền thông và Công ty Truyền hình cáp trực thuộc sự quản lý của Đài Truyền hình TP.HCM. Với sự ra đời của hai công ty này, đặc biệt là Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Truyền thông sẽ mang lại những nét mới trong hoạt động KH&CN của Đài Truyền hình TP.HCM và ngành truyền hình Việt Nam:

Một là; huy động, tập trung các nguồn lực tài chính từ xã hội thông qua việc hợp tác liên doanh, liên kết nghiên cứu, đầu tư phát triển công nghệ cao, các công nghệ hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam cung cấp cho nhu cầu hoạt động sản xuất của Đài Truyền hình TP.HCM và các Đài truyền hình khác, khi đó Đài sẽ tập trung vào khai thác, quản lý và sản xuất các chương trình phát sóng.

Hai là; do Đài Truyền hình TP.HCM là đơn vị hành chính sự nghiệp nên không có chức năng trung gian hỗ trợ kỹ thuật, pháp lý… trong chuyển giao công nghệ cho đơn vị thứ ba, bán hoặc cho thuê thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất chương trình truyền hình, dịch vụ hỗ trợ cải tiến dây chuyền công nghệ… cho các Đài truyền hình trong và ngoài nước nên Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Truyền thông bằng đội ngũ nhân lực KH&CN và năng lực công nghệ hiện có sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện các công việc trên. Điều này vừa góp phần tạo thêm nguồn thu cho Đài, vừa có thể đẩy mạnh hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho các đơn vị bạn, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để các nhân lực KH&CN Đài mở rộng mối quan hệ, cập nhật, nắm bắt thêm thông tin, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ…

Ba là; mở rộng phát triển dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ truyền hình là một nhu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN như nước ta hiện nay. Đã qua rồi thời kì bao cấp, nơi mà Nhà nước quán xuyến, quản lý hết tất cả mọi việc, mà thay vào đó là tính chuyên môn hóa - một đặc điểm không thể thiếu của nền kinh tế thị trường. Trong đó, với việc ổn định môi trường pháp lý là điều kiện tiên quyết để huy động mọi nguồn lực trong xã hội cùng tham gia phát triển sản phẩm truyền hình, đồng thời tạo sự yên tâm trong hợp tác đầu tư phát triển công nghệ truyền hình.

Tóm lại, với 90% phiếu khảo sát của nhân lực KH&CN cho rằng việc cần thiết phải thành lập Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Truyền thông đã củng cố quan điểm của tác giả trong việc phát triển dịch vụ kỹ thuật truyền hình thông qua việc thu hút các nguồn lực tài chính từ xã hội để phát triển hoạt động KH&CN của Đài là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược nâng tầm năng lực

công nghệ của Đài. Ngoài ra, Đài cũng sẽ đóng vai trò hạt nhân và tích cực trong việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hợp lý hóa qui trình sản xuất, phát triển năng lực sản xuất, cải tạo, nâng cấp dây chuyền công nghệ, thiết kế, xây dựng dây chuyền sản xuất chương trình truyền hình mới… cho các Đài Truyền hình địa phương trong cả nước lẫn khu vực như: Lào, Campuchia…

* Kết luận Chương 3

Trong Chương 3 Luận văn đã đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài Truyền hình TP.HCM trong đó bao gồm:

- Giải pháp để nâng cao năng lực nhân lực KH&CN của Đài Truyền hình TP.HCM gồm: năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và năng lực của nhân lực KH&CN.

- Đổi mới chính sách hoạt động KH&CN trong đó bao gồm: đổi mới hoạt động tổ chức nghiên cứu và phát triển của Đài, đổi mới chính sách chuyển giao công nghệ truyền hình, thay đổi quan điểm về cách thức liên kết với các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp.

- Giải pháp về xã hội hóa các nguồn lực tài chính để tiếp nhận công nghệ truyền hình trong đó: phải đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động sản xuất chương trình truyền hình đồng thời phải hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thu hút nguồn lực tài chính xã hội phát triển công nghệ truyền hình.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, tác giả Luận văn cho thấy các giả thuyết nghiên cứu mà Luận văn đã đặt ra là có cơ sở, trong đó nhấn mạnh đến:

- Các khái niệm công cụ làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. Phần này đã được Luận văn chứng minh tại Chương 1.

- Thực trạng năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện trên các mặt khó khăn trong việc huy động, liên kết nhân lực KH&CN của Đài trong việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình; hoạt động R&D, đổi mới công nghệ truyền hình của Đài còn nhiều điểm hạn chế; chính sách tài chính đầu tư cho công nghệ sản xuất chương trình truyền hình chưa đóng góp tích cực cho việc nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài. Phần này đã được Luận văn khảo sát và chứng minh trong Chương 2.

- Để nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, thì cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, đó là nâng cao khả năng huy động và liên kết nhân lực KH&CN của Đài để có thể tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình; đổi mới chính sách chuyển giao công nghệ truyền hình theo hướng liên kết với các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp; xã hội hóa các nguồn lực tài chính để tiếp nhận công nghệ truyền hình; hoàn thiện các quy định pháp lý để tiếp nhận công nghệ truyền hình. Phần này đã được Luận văn khảo sát và chứng minh trong Chương 3.

KHUYẾN NGHỊ

Trong phạm vi của một nghiên cứu khoa học nhỏ mang tính học thuật của Luận văn cao học, tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài Truyền hình TP.HCM như sau:

Thứ nhất, về nguồn nhân lực – yếu tố sống còn cho sự phát triển bền vững của một tổ chức Khoa học và Công nghệ:

- Tập trung đào tạo chuyên sâu, tạo điều kiện phát triển cho đội ngũ nhân lực KH&CN trẻ tuổi, có năng lực, có nhiệt huyết, tiến tới thành lập lực lượng nòng cốt, chủ lực trong triển khai các hoạt động KH&CN của Đài.

- Đổi mới chính sách bổ nhiệm, đánh giá cán bộ quản lý, trong đó đề ra và bám sát các tiêu chí bổ nhiệm, mạnh dạn trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý, chuyển đổi công tác đối với các vị trí quản lý không còn đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển chung của tổ chức.

- Bước đầu xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút các chuyên gia đầu ngành, các nhân lực KH&CN chất lượng cao từ nguồn lực xã hội để tham gia vào các dự án trọng điểm, các nghiên cứu ứng dụng đối với các dây chuyền công nghệ cao dùng để sản xuất chương trình truyền hình.

Thứ hai, về hoạt động Khoa học và Công nghệ của Đài:

- Thay đổi chính sách đầu tư, đổi mới công nghệ. Tập trung đầu tư có trọng điểm (không dàn trải), chính xác các dây chuyền công nghệ hiện đại, hoàn chỉnh phù hợp với năng lực công nghệ và điều kiện sản xuất tại Việt Nam để tạo ra sản phẩm truyền hình chất lượng cao trong điều kiện tiết kiệm chi phí sản xuất nhất.

- Nâng cao năng lực cải tiến, cải tạo qui trình công nghệ tiến tới năng lực cao nhất trong tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình đó là năng lực tự xây dựng và thiết kế một dây chuyền công nghệ mới.

- Xây dựng chính sách, phương hướng hoạt động cụ thể về việc liên kết, hợp tác phát triển, trao đổi máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, tổ

chức đào tạo nguồn nhân lực với các Đài Truyền hình trong và ngoài nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, các tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp trong nước và quốc tế.

Thứ ba, về chính sách tài chính cho hoạt động phát triển Khoa học và Công nghệ của Đài:

- Đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách tài chính cho phù hợp với sự phát triển của truyền hình trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong đó, tăng cường khả năng tự chủ, tự quyết của Đài trong đầu tư đổi mới, nâng cấp công nghệ, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất bằng việc ủy quyền quyết định đầu tư cho Đài lên mức dự án nhóm B.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc xã hội hóa trong sản xuất các sản phẩm truyền hình để có thể thu hút mạnh mẽ các nguồn lực tài chính từ xã hội.

- Nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động dịch vụ kỹ thuật, công nghệ truyền hình để góp phần đẩy mạnh trao đổi công nghệ trong nội địa, thu hút nguồn lực tài chính từ các tổ chức bên ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ khoa học và công nghệ, Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ (2003), Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt

Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

2. Vũ Đình Cự (1998), Khoa học và Công nghệ: thời cơ và thách thức,

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Lê Đăng Doanh (2003), Đổi mới cơ chế quản lý Khoa học và Công nghệ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt nam : Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà

xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, xuất bản lần thứ 11; Hà Nội.

6. Mai Hà (chủ biên) (2003), Phác thảo chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đặng Thu Hà (2002), Quản lý công nghệ trong nền kinh tế tri thức,

Nhà xuất bản Hà Nội.

8. Trần Thanh Lâm (2006), Quản trị công nghệ, Nhà xuất bản Văn hóa. 9. Nhiều tác giả (2003), Giáo trình Quản lý công nghệ, Nhà xuất bản

thống kê, Hà Nội.

10. Nhiều tác giả, Xã hội học về lãnh đạo, quản lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2000), Luật khoa học và công nghệ.

12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật chuyển giao công nghệ.

13. Trần Ngọc Ca (2010), Bài giảng Quản lý công nghệ, dùng cho đào tạo cao học Quản lý KH&CN tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Anh Thu, Bài giảng Chính sách phát triển các nguồn lực KH&CN, dùng cho đào tạo cao học Quản lý KH&CN tại Trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Phạm Huy Tiến, Bài giảng Tổ chức Khoa học và Công nghệ, dùng cho đào tạo cao học Quản lý KH&CN tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (2006), Kế hoạch hoạt động truyền

hình năm 2006 của Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh.

17. Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (2008), Kế hoạch hoạt động truyền hình năm 2008 của Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh.

18. Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (2010), Kế hoạch hoạt động truyền

hình năm 2010 của Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh.

19. Các số liệu do Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh cung cấp.

20. Television in the Russian Federation: Organisational Structure, Programme Production and Audience, A Report for the European Audiovisual Observatory, Strasbourg, 2003.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP NHẬN VÀ LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH

CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Chỉ nhằm mục đích nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp. Tất cả các phiếu trả lời sẽ được giấu tên. Những thông tin chính xác và khách quan do Quí vị cung cấp sẽ góp phần nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài Truyền hình TP.HCM).

Xin Ông/Bà hãy dành ít phút điền vào phiếu khảo sát sau, bằng cách ghi câu trả lời hoặc đánh dấu (x) vào các ô thích hợp

Xin cám ơn sự hợp tác của Ông/Bà !

Nội dung câu hỏi

Số phiếu trả lời

Tỷ lệ %

I. Những vấn đề chung về hoạt động KH&CN của Đài Truyền

hình TP.HCM 50 100

1. Thời gian công tác có liên quan đến hoạt động KH&CN Đài của Ông/Bà

□ dưới 5 năm 9 18

□ từ 5 năm đến 10 năm 17 34

□ trên 10 năm 24 48

2. Theo Ông/Bà năng lực công nghệ của Đài Truyền hình TP.HCM hiện đang đứng thứ mấy tại Việt Nam?

□ 1 7 14

□ 2 40 80

□ 3 3 6

□ 4 0 0

3. Theo Ông/Bà trong 10 năm tới năng lực công nghệ của Đài Truyền hình TP.HCM sẽ đứng thứ mấy tại Việt Nam?

□ 1 33 66

□ 2 17 34

□ 3 0 0

□ 4 0 0

4. Xin cho biết năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài đang ở mức nào?

□ Mức 1 4 8

□ Mức 2 39 78

□ Mức 3 6 12

5. Theo Ông/Bà đến năm 2020 năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài sẽ đạt mức nào?

□ Mức 1 44 88

□ Mức 2 5 10

□ Mức 3 1 2

□ Mức 4 0 0

6. Theo Ông/Bà Đài Truyền hình TP.HCM có cần phải tiếp tục đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất chương trình truyền hình?

□ Rất cần thiết 37 74

□ Cần thiết 10 20

□ Có thể có hoặc không 3 6

□ Không cần thiết 0 0

7. Theo Ông/Bà hoạt động chuyển giao công nghệ của Đài đang ở mức nào?

□ Tốt 6 12

□ Khá tốt 29 58

□ Trung bình 15 30

□ Kém 0 0

8. Theo Ông/Bà có cần thiết đổi mới hoạt động chuyển giao công nghệ của Đài?

□ Cần thiết phải đổi mới ngay 2 4

□ Cần thiết 43 86

□ Giữ nguyên 4 8

□ Không cần thay đổi 1 2

9. Xin cho biết thái độ của nhân lực KH&CN Đài đối với việc đổi mới công nghệ.

□ Ủng hộ 37 74

□ Không ủng hộ 8 16

□ Tỏ thái độ 5 10

10. Trong hoạt động nghiên cứu triển khai của Đài, theo Ông (bà) khó khăn nào thường gặp phải?

□ Nguồn lực nghiên cứu hạn chế 19 38

□ Hoạt động R&D chưa được quan tâm đầy đủ 28 56

□ Nguồn kinh phí chưa phù hợp 3 6

11. Đài Truyền hình TP.HCM thường thực hiện những hình thức nghiên cứu nào?

□ Đề tài nghiên cứu khoa học chuyên biệt 1 2

□ Các báo cáo chuyên đề hoặc bài tham luận 14 28 □ Thông qua kinh nghiệm đúc kết trong quá trình làm chuyên môn 35 70

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 95 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)