Đẩy mạnh liên kết với các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 89 - 93)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2.3. Đẩy mạnh liên kết với các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp

Cho đến thời điểm hiện nay, Đài Truyền hình TP.HCM vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của KH&CN để phục vụ sự nghiệp phát triển của Đài,

đồng thời cũng chưa tạo ra được năng lực KH&CN cần thiết để đáp ứng những yêu cầu mới phù hợp với xu thế mới. Trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng phát triển thì những yêu cầu mới trở nên hết sức khó khăn cho hoạt động KH&CN của Đài nếu chỉ hoạt động mang tính độc lập, cục bộ hoặc sự liên kết với các tổ chức xã hội chưa đủ mạnh. Chính vì thế, việc đẩy mạnh, tăng cường liên kết, giao lưu hợp tác với các đơn vị hoạt động nghiên cứu triển khai chuyên nghiệp sẽ tận dụng được chất xám của đội ngũ nhân lực KH&CN có năng lực để đẩy nhanh quá trình chuyển giao, làm chủ công nghệ mới.

Đài có thể liên kết với các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp trong và ngoài nước thông qua các hình thức:

- Trong nước: liên kết với các trường đại học đa ngành và chuyên ngành, Viện nghiên cứu, các công ty, doanh nghiệp trong nước hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, mua bán, chuyển giao công nghệ…

- Ngoài nước: tạo mối quan hệ liên kết với các trường đại học, các viện nghiên cứu danh tiếng, các công ty tư vấn nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ truyền hình. Đó cũng chính là một phần trong chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa và chủ động hội nhập phát triển.

Việc liên kết này sẽ mang đến cho Đài Truyền hình TP.HCM những thuận lợi trong thúc đẩy hoạt động KH&CN:

- Tận dụng được chất xám, kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ… đến từ các nguồn lực xã hội.

- Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực KH&CN Đài thông qua việc liên kết đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi thông tin, phối hợp nghiên cứu triển khai dự án.

- Bổ sung, mở rộng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Trong chiến lược thông tin quốc gia đến năm 2010, vị trí của thông tin đã được nhìn nhận ở một vai trò đặc biệt quan trọng : “Thông tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi

quốc gia, là phương tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Sự chênh lệnh về trình độ phát triển thông tin giữa các nước là một đặc điểm về quy mô và trình độ phát triển trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ. Nước nào không vượt qua được những thách thức về thông tin, nước đó mất cơ hội phát triển và có nguy cơ mất khả năng tự chủ. Thiếu thông tin, sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định hoặc các quyết định sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, không thực tiễn và trở nên kém hiệu quả.”. Tóm lại, trong thời đại bùng nổ thông tin

trên phạm vi toàn cầu như hiện nay, việc đòi hỏi phải nhanh chóng nắm bắt, tiếp cận với những vấn đề mới, những nguồn thông tin mới, đa chiều để bảo đảm không bị tụt hậu nhằm tiếp tục giữ vững định hướng phát triển là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.

- Tiếp cận phương pháp nghiên cứu, tổ chức công tác nghiên cứu hiện đại, khoa học của các quốc gia tiên tiến trên thế giới để có thể dần theo kịp với tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế.

- Nâng cao vai trò, vị thế của Đài Truyền hình TP.HCM trong ngành truyền hình Việt Nam, trong mối quan hệ song phương, đa phương với các Đài truyền hình trong khu vực, trong cộng đồng nghiên cứu khoa học…

Để bổ sung thêm các giải pháp để nâng cao năng lực sản xuất chương trình truyền hình tác giả đã thực hiện theo phương pháp phỏng vấn sâu và cho kết quả:

- Xin Ông cho biết: giải pháp nào để có thể nâng cao năng lực sản xuất

chương trình truyền hình của Đài Truyền hình TP.HCM?

“Hiện nay, Đài Truyền hình TP.HCM trực tiếp quản lý, sản xuất và phối hợp sản xuất các chương trình truyền hình phục vụ cho 22 kênh phát sóng, phát liên tục 24/24 giờ dưới các hình thức vệ tinh, analogue, digital mang thương hiệu HTV. Vì thế, áp lực về chất lượng, số lượng và tính đa dạng của các sản phẩm truyền hình được đặt lên vai đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý và toàn thể nhân lực KH&CN của Đài nhằm đảm bảo một cách tốt

nhất nhiệm vụ chính trị được giao và phục vụ cho nhu cầu giáo dục, văn hóa, giải trí… ngày càng đa dạng và có chiều sâu của các tầng lớp nhân dân.

Việc làm thế nào để nâng cao năng lực sản xuất chương trình truyền hình của Đài Truyền hình TP.HCM được đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đài. Ở từng thời điểm khác nhau đã có những định hướng và điều chỉnh khác nhau cho phù hợp xu thế phát triển chung của ngành truyền hình nói chung và của Đài Truyền hình TP.HCM nói riêng, nhưng tựu chung lại thì gồm có những giải pháp cơ bản như sau:

- Chất lượng nguồn nhân lực một yếu tố quan trọng hàng đầu trong bất kì một dây chuyền công nghệ sản xuất chương trình truyền hình nào. Một dây chuyền công nghệ cho dù có tiên tiến hiện đại đến đâu nhưng với đội ngũ nhân lực không có đủ năng lực làm chủ thì sản phẩm của nó - sản phẩm truyền hình - sẽ “biến dạng” và không đạt chất lượng như mong muốn.

- Xây dựng một đội ngũ nhân lực KH&CN được đào tạo chuyên sâu để có thể nắm rõ đầy đủ các tính năng, chức năng nhằm khai thác vận hành dây chuyền sản xuất một cách sáng tạo và hiệu quả nhất. Đồng thời, đội ngũ này phải có đủ năng lực cải tiến, cải tạo qui trình công nghệ cho phù hợp với thực tế sản xuất hoặc có thể ứng dụng, áp dụng công nghệ mới để nâng cấp dây chuyền sản xuất chương trình truyền hình hiện hữu.

- Đẩy mạnh công tác dự báo công nghệ. Thời đại hiện nay là thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, thời đại của KH&CN nên việc phân tích, đón đầu công nghệ sẽ mang lại nhiều lợi thế lớn trong xây dựng chiến lược phát triển của Đài, trong đó bao gồm chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ nhằm phục vụ cho công tác sản xuất chương trình truyền hình.

- Phải tính toán được hiệu quả kinh tế khi đầu tư nâng cấp hoặc đầu tư mới một dây chuyền sản xuất chương trình truyền hình. Hiện nay, do nhu cầu phát triển các kênh truyền hình, các chương trình truyền hình ngày càng cao nên việc đổi mới qui trình sản xuất, dây chuyền sản xuất cho phù hợp với xu thế là điều tất yếu. Chính vì thế, kinh phí hằng năm dùng các hoạt động mua sắm, đầu tư đổi mới công nghệ ngày càng tăng, trong khi nguồn tài chính thì

có hạn vì thế việc đầu tư công nghệ phải được tính toán chặt chẽ để đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất và tiết kiệm nhất”.

(Nam, 52 tuổi, Giám đốc Trung tâm Sản xuất chương trình – Đài Truyền hình TP.HCM)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)