Yếu tố chính trị: cho đến hiện tại Việt Nam vẫn đƣợc xem là nƣớc có tình hình chính trị ổn định. Mặt khác ngành sản xuất mía đƣờng đƣợc xem là ngành hàng thiết yếu nên phạm vi ảnh hƣởng của chính trị đến sản xuất và tiêu thụ sẽ không đáng kể.
Yếu tố pháp luật:
Về thuế xuất, nhập khẩu: theo lộ trình hội nhập AFTA, nƣớc ta sẽ áp dụng thuế xuất nhập khẩu đƣờng là 5% kể từ năm 2010, khối lƣợng nhập trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm (theo agro.org.vn). Một số nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á sẽ có thuế suất thấp hơn 5% tùy theo cam kết giữa Việt Nam và các nƣớc, điển hình thuế nhập khẩu đƣờng từ Lào về Việt Nam áp thuế suất giảm 50%, tƣơng đƣơng với thuế suất áp dụng là 2,5%. Với việc hạn ngạch nhập khẩu năm 2012 là 70.000 tấn và tăng 5% mỗi năm. Đây thực sự là một áp lực khá lớn đối với thị trƣờng đƣờng trong nƣớc, đặc biệt trong điều kiện sản xuất đƣờng trong nƣớc ngày một tăng và có khả năng cung lớn hơn cầu.
74 Về quản lý tạm nhập tái xuất: cơ chế tạm nhập tái xuất thời gian qua chƣa
quy định chặt chẽ, nên một số đơn vị trì hoãn xuất hoặc dùng đƣờng tạm nhập để tiêu thụ trong nƣớc gây nên sự xáo trộn về mặt quản lý cung cầu đƣờng và giá cả thị trƣờng. Do đó quy định tạm nhập tái xuất cần phải giới hạn rõ về thời gian nhập và xuất.
Về quản lý nhập lậu: mặc dù chủ trƣơng đề ra rất quyết liệt, nhƣng công tác triển khai chƣa mang lại hiệu quả. Thực tế đƣờng nhập lậu qua các cửa khẩu biên giới Tây Nam và cửa khẩu Lao Bảo vẫn diễn ra thƣờng xuyên và ảnh hƣởng nghiêm trọng đối với thị trƣờng đƣờng trong nƣớc.
Nhìn chung ngành mía đƣờng là ngành thiết yếu nên có sự bảo hộ khá tốt mặc dù vẫn còn một số hạn chế trong việc triển khai đặc biệt là cơ chế tạm nhập tái xuất và quản lý đƣờng lậu. Bên cạnh đó, Bộ quản lý ngành cũng đang từng buớc hoàn thiện các văn bản lập quy nhằm đảm bảo các nhà máy sản xuất trong nƣớc đƣợc minh bạch và hiệu quả, điển hình là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng mía nguyên liệu đã đƣợc ban hành.
Hệ thống pháp luật tác động đến các doanh nghiệp ngày càng tăng: Luật chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế, … sẽ tạo ra cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các Công ty trong ngành.
Với sự phát triển hiện nay của các nhóm bảo vệ lợi ích của ngƣời tiêu dùng sẽ là một đe dọa với các Công ty vì điều này sẽ làm tăng vị thế của ngƣời tiêu dùng lên, buộc Công ty phải có trách nhiệm hơn về an toàn sản phẩm, quảng cáo trung thực, có văn hóa,… Đồng thời, trong quá trình sản xuất gây ra ô nhiễm môi trƣờng, tác động với hệ sinh thái và con ngƣời xung quanh nhà máy sẽ gây áp lực cho Công ty trong vấn đề hạn chế tối đa ô nhiễm môi trƣờng và khắc phục nó.