2.3.1 Năng lực máy móc thiết bị
Các năm qua, Công ty không ngừng đầu tƣ máy móc thiết bị, nâng cao năng lực chế biến, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng hiệu suất thu hồi nhằm đem lại hiệu quả trong sản xuất.
Với hệ thống thiết bị có công suất thiết kế ban đầu 1250 TMN năm 1996, sau nhiều giai đoạn đầu tƣ nâng cao năng lực chế biến, đến năm 2012 công suất thiết kế đạt 3400 TMN. Hiện tại, Công ty đang triển khai và sắp hoàn thành dự án nâng công suất 4.300 TMN.
Nhìn chung, hầu hết các thiết bị trong dây chuyền sản xuất của Công ty đều đƣợc chế tạo trong nƣớc và nhập khẩu từ Trung Quốc, các thiết bị trong dây chuyền sản xuất đƣợc điều khiển, vận hành bằng tay và bán tự động.
54 Bảng 2.2: Công suất và sản lƣợng chế biến từ vụ sản xuất 2009-2010 đến vụ
2011-2012:
Vụ sản xuất Công suất thiết kế (TMN) Công suất chế biến (TMN) Sản lƣợng mía ép (tấn) Sản lƣợng đƣờng (tấn) 2009-2010 2200 2.235 248.430 25.635 2010-2011 3000 2.792 398.746 39.081 2011-2012 3400 3.750 538.889 51.173
2.3.2 Năng lực lao động sản xuất
Bảng 2.3: Số lao động và thu nhập bình quân của lao động của NHS (2010-2012)
Năm 2010 2011 2012
Số lao động trung bình (ngƣời) 391 399 393
Thu nhập bình quân của lao động (triệu đồng/tháng)
4,09 5,820 7,868
Nguồn: Báo cáo của Ban kiểm soát từ năm 2010-2012
Để đáp ứng nhu cầu vận hành hệ thống một cách có hiệu quả, NHS luôn quan tâm xây dựng bộ máy nhân sự cho phát triển công ty trong hiện tại và lƣơng lai. Trong đó chú trọng tuyển dụng mới kết hợp với đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ tay nghề lực lƣợng lao động hiện có, đảm bảo việc làm cho ngƣời lao động, thu nhập của ngƣời lao động ngày càng đƣợc cải thiện. Công ty thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động theo đúng quy định của pháp luật. Nhìn chung, Công ty đã tạo cho mình một cơ cấu lao động hợp lí để phục vụ cho quá trình hoạt động. Với lực lƣợng lao động hiện tại và cơ cấu lao động hợp lý đã giúp công ty hoạt động hiệu quả, mang lại những bƣớc phát triển đáng kể trong những năm vừa qua.
2.4 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 2009 - 2012 qua 2009 - 2012
Sau khi Cổ phần hóa và tham gia vào thị trƣờng chứng khoán, đặc biệt là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã kéo theo nhiều hệ lụy và ảnh hƣởng nghiêm
55 trọng đến nền kinh tế, các doanh nghiệp trong nƣớc nói chung và Công ty Cổ Phần
Đƣờng Ninh Hòa nói riêng phải đối đầu với nhiều thử thách khó khăn. Tuy nhiên, do có sự phấn đấu không ngừng của cán bộ nhân viên, sự thích ứng kịp thời và có phƣơng pháp phát triển thích hợp, cộng thêm việc hỗ trợ từ nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng… Công ty đã từng bƣớc vƣợt qua đƣợc những khó khăn ban đầu và dần khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng. Trong những năm gần đây, Công ty đã có những bƣớc tiến cả về chất lƣợng và khối lƣợng đƣợc thể hiện trong bảng sau:
56 Bảng 2.4: Bảng kết quả hoạt động của Công ty từ năm 2008-2012
(đvt: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng doanh thu 272,445,017,671 288,353,182,222 452,039,704,077 814,120,792,136 990,958,276,569
Tổng chi phí 235,994,342,728 217,050,319,455 349,949,466,562 715,912,663,376 897,269,614,310
Giá vốn hàng bán 205,938,463,122 206,610,622,003 316,333,037,012 639,620,458,976 800,882,691,384
Chi phí tài chính 17,194,151,421 4,585,269,433 11,951,827,350 47,497,794,208 54,547,069,002
+ Trong đó: chi phí lãi vay 3,260,270,166 4,585,269,433 8,175,228,494 44,931,703,853 57,607,747,373
Chi phí bán hàng 6,269,407,263 4,585,269,433 7,017,369,009 6,519,502,273 9,957,555,569
Chí phí quản lý doanh nghiệp 6,555,916,962 4,585,269,433 12,790,574,716 12,821,243,994 27,911,886,474
Chi phí khác 36,403,960 4,585,269,433 1,856,658,475 9,453,663,925 3,970,411,881
Lợi nhuận trƣớc thuế TNDN 36,450,674,943 71,302,862,767 102,090,237,515 98,208,128,760 100,558,405,789
Thuế TNDN 5,104,866,480 7,071,856,188 13,452,253,907 17,799,145,937 19,345,269,263
Lợi nhuận sau thuế TNDN 31,345,808,463 64,231,006,579 88,637,983,608 80,408,982,823 81,604,509,901
57 Từ khi đƣợc thành lập và trải qua nhiều khó khăn, Công ty Cổ Phần Đƣờng
Ninh Hòa đã đạt đƣợc những thành công nhất định, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nƣớc ta nói chung và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Công ty nói riêng. Trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ Phần Đƣờng Ninh Hòa luôn luôn đặt ra cho chính mình mục tiêu phát triển và luôn nỗ lực trong việc thực hiện các mục tiêu đặt ra.
Trong điều kiện hiện nay, mọi nỗ lực của Công ty đều nhằm mở rộng quy mô hoạt động của mình trên cơ sở mở rộng thị trƣờng, đồng thời Công ty cũng đặt ra vấn đề hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà máy cũng đã gặt hái đƣợc nhiều thành công cũng nhƣ gặp phải nhiều vấn đề hạn chế, điều đó phụ thuộc rất lớn vào những thuận lợi và khó khăn mà nhà máy gặp phải. Thực tế, trong thời gian qua, Công ty chỉ thực hiện đƣợc hiệu quả kinh doanh cho mình đề ra, còn mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh vẫn còn là một bài toán khó đang đƣợc lãnh đạo của công ty quan tâm và tìm ra giải pháp phù hợp. Có thể nói, hầu hết các trang thiết bị của nhà máy đƣợc đầu tƣ đều là những công nghệ tƣơng đối hiện đại, điều này đảm bảo cho các sản phẩm của nhà máy có đủ điều kiện về chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng hiện tại. Tuy nhiên, những yêu cầu, đòi hỏi từ phía khách hàng ngày càng cao và sự cạnh tranh chất lƣợng từ phía đối thủ trong ngành đã đặt ra nhu cầu thay đổi, mở rộng công nghệ hệ thống sản xuất để phù hợp với sự phát triển trong tƣơng lai.
Thêm vào đó, sản phẩm của nhà máy có mặt rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trên cả nƣớc, nhƣng thực tế lƣợng tiêu thụ lại tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và khu vực miền Trung. Khách hàng của Công ty thƣờng là đối tác lâu năm, có rất ít khách hàng mới nên việc kinh doanh còn phụ thuộc nhiều vào khách hàng cũ. Ngoài ra, những yếu tố nhƣ điều kiện thời tiết, nguồn vốn, chính sách phát triển của Công ty… cũng ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhìn tổng thể tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây có thể kết luận rằng Công ty đang phát triển mạnh mẽ và đi đúng hƣớng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của các doanh nghiệp
58 trong và ngoài nƣớc, thêm vào đó là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã làm
cho hơn 50.000 doanh nghiệp Việt làm ăn thua lỗ, trong đó không ít doanh nghiệp giải thể, phá sản. Để có thể tồn tại, trụ lại đƣợc trong cơn suy thoái đã khó, huống chi là mong phát triển mạnh mẽ. Thế nhƣng, Công ty Cổ phần Đƣờng Ninh Hòa đã làm đƣợc điều đó.
2.5 Thực trạng hoạt động Marketing – mix và một số nguyên nhân trong thời gian qua 2009 - 2012 gian qua 2009 - 2012
2.5.1 Thực trạng hoạt động Marketing – mix
Ngày nay, dƣới cơ chế thị trƣờng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong cùng một nhóm ngành sản xuất. Vấn đề đặt ra đối với các công ty muốn tồn tại và phát triển đều cần phải bắt tay vào việc nghiên cứu thị trƣờng, nghiên cứu nhu cầu của thị trƣờng và dự đoán khả năng tiêu thụ của công ty trên thị trƣờng đó. Nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trƣờng công ty Cổ phần Đƣờng Ninh Hòa đã đƣa ra một số biện pháp và nghiên cứu về thị trƣờng.
Qua xem xét cơ cấu tổ chức của Công ty có thể thấy Công ty chƣa có một phòng Marketing riêng. Các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công ty hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệm vụ của phòng kế hoạch – kinh doanh. Phòng kế hoạch – kinh doanh chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tổ chức hoạt động kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, phân phối sản phẩm. Mỗi năm Công ty tự lập kế hoạch thông qua đánh giá khả năng của Công ty và giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cho mỗi phòng. Từ đó, cả phòng lại lập kế hoạch đƣa ra các biện pháp để đạt đƣợc mục tiêu đó. Vì vậy, mặc dù không có phòng Marketing riêng biệt nhƣng mỗi cá nhân trong phòng đều có sự tiến hành các hoạt động Marketing riêng lẻ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng và hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu Công ty giao cho. Tuy nhiên, xét cho cùng thì Công ty chỉ đơn thuần là Công ty sản xuất nên việc đầu tƣ về Marketing cho mặc hàng đƣờng còn nhiều hạn chế.
Hiện tại, khách hàng của ngành đƣờng chia 2 nhóm chính: nhóm khách hàng tiêu dùng trực tiếp trong sinh hoạt hằng ngày, các cơ sở sản xuất bánh kẹo, thực phẩm tƣ nhân nhỏ lẻ và nhóm khách hàng là các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
59 Tùy vào nhu cầu sử dụng của từng gia đình, từng hộ sản xuất chọn các sản
phẩm đƣờng khác nhau thông thƣờng loại đƣờng phổ biến với phân khúc thị trƣờng này là đƣờng kính trắng RS tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ của ngƣời dân nâng cao, ngƣời tiêu dùng trong nƣớc rất quan tâm đến chất lƣợng sản phẩm hàng hóa trong sinh hoạt, khi những sản phẩm đƣờng tinh luyện RE của các nhà máy sản xuất trong nƣớc và của Thái Lan nhập lậu phổ biến trên thị trƣờng thì dần dần ngƣời dân cả nƣớc, nhất là ở các thành phố lớn các khu đô thị chuyển thói quen tiêu dùng sang dòng sản phẩm chất lƣợng hơn.
Ngoài ra, phân khúc thị trƣờng của các công ty hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm phần lớn là tiêu thụ đƣờng tinh luyện RE, nhƣng hiện tại trong 40 nhà máy sản xuất đƣờng trong cả nƣớc có rất ít nhà máy sản xuất ra đƣờng RE và RE giá thành cao hơn nhiều so với đƣờng nhập khẩu trong hạn ngạch của nhà nƣớc từ 3.000 – 4.000 đ/kg.
Chính sách bán hàng của Công ty Cổ phần Đƣờng Ninh Hòa là chủ yếu bán sỉ đƣờng cho các khách hàng doanh nghiệp, bao gồm các công ty công nghiệp thực phẩm, các công ty có chức năng thƣơng mại, phân phối và cả các nhà máy đƣờng khác mua đƣờng thô về tinh luyện thành đƣờng RE.
Bảng 2.5: Danh sách khách hàng chính/ khách hàng khác TT Khách hàng 2009/10 2010/11 2011/12 Sản lƣợng (tấn) DThu (có VAT, triệu đồng) Sản lƣợng (tấn) DThu (có VAT, triệu đồng) Sản lƣợng (tấn) DThu (có VAT, triệu đồng) 1 Đầu tƣ TTC 19.449 306.725.881 32.150 589.807.597 40.317 706.031.304 2 Bao bì TTC 2.810 44.318.300 3.578 63.926.100 5.538 95.757.783 3 Khách hàng khác 2.740 43.213.143 3.348 55.977.628 5.318 88.581.494 Tổng cộng: 24.999 394.257.323 39.076 709.711.325 51.173 890.370.581
60 Ngoài ra, Công ty có một đại lý tiêu thụ sản phẩm đặt tại Nha Trang. Công ty
luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu, tìm hiểu mong muốn của khách hàng tiềm năng để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với những yêu cầu đó là nhiệm vụ quan trọng. Đối với những khách hàng hiện tại, Công ty sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ. Với quan hệ mua bán đƣờng, mật với Công ty Cổ Phần Đầu tƣ Thành Thành Công ngày càng phát triển, cùng với hệ thống 15 chi nhánh, cửa hàng trải dài từ Bắc tới Nam của Thành Thành Công giúp nâng cao sản lƣợng tiêu thụ và thƣơng hiệu của Công ty Cổ Phần Đƣờng Ninh Hòa.
Về khâu nguyên liệu, công tác thu mua nguyên liệu mía linh hoạt, kịp thời và hợp lý đồng thời luôn có sự phối hợp chặt chẽ với tiến độ sản xuất chế biến, đảm bảo chất lƣợng nguyên liệu đƣa vào chế biến đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó là sự tin tƣởng của ngƣời trồng mía vào chính sách đầu tƣ và thu mua của Công ty nên nên gắn bó và hợp tác lâu dài.
Trong những năm qua, Công ty đã có đƣợc những thành tựu đƣợc xã hội ghi nhận: nằm trong top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; có tên trong bảng xếp hạng VNR 500 – top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; theo Tạp chí Fobres – “Ninh Hòa nằm trong top 200 doanh nghiệp dƣới 1 tỷ USD tốt nhất Châu Á”; đạt Giải nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam theo Chƣơng trình tƣ vấn và bình chọn Nhãn hiệu cạnh tranh – nổi tiếng Việt Nam 2012 do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức; đạt giải thƣởng SAO VÀNG ĐẤT VIỆT 2011 và đƣợc xếp vào TOP200 Thƣơng hiệu Việt Nam. Ngoài ra, Công ty còn trao tặng nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa cho những gia đình khó khăn trong vùng nguyên liệu mía.
Việc thực hiện công tác Marketing – mix thể hiện qua một số chính sách của Công ty:
Chính sách giá
Chính sách giá cả là một chính sách quan trọng mà các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ Phần Đƣờng Ninh Hòa nói riêng quan tâm đến. Mặt hàng đƣờng là mặt hàng tiêu dùng thông thƣờng và ngƣời tiêu dùng lẻ không mấy quan tâm đến nhãn hiệu, thƣơng hiệu của ai mỗi khi mua hàng. Vì thế, dựa vào giá cả mà
61 các ngƣời tiêu dùng sẵn sàng tin dùng sản phẩm. Các công ty thƣơng mại, đại lý,
nhà bán lẻ tham gia vào quá trình phân phối đều mong muốn có một mức giá tốt nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất.
Đối với các công ty sản xuất, việc quyết định mua hàng dựa vào hai yếu tố: chất lƣợng và giả cả. Tùy thuộc vào mặt hàng sản xuất của công ty mình, nhƣ bánh kẹo, dƣợc, nƣớc giải khát,… mà việc đòi hỏi chất lƣợng sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, công ty sản xuất nào cũng muốn tối thiểu hóa chi phí nguyên vật liệu đầu vào để lợi nhuận tốt nhất. Vì vậy, việc lựa chọn những nhà cung cấp có khả năng cung cấp những sản phẩm có chất lƣợng đạt yêu cầu đề ra và giá thành hợp lý là điều hết sức quan trọng.
Giá thành sản phẩm không chỉ là chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng, đo lƣờng hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh, mà nó còn phản ánh uy tín, sức mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trên thị trƣờng. Trong những năm qua, để có thể thu hút khách hàng qua giá, tăng lợi nhuận và đạt đƣợc mục tiêu Marketing, Công ty thƣờng có những chính sách quyết định giá một cách linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ nhƣ: chiến lƣợc giá phân biệt, chiến lƣợc giá lẻ, giảm giá,… nhƣng luôn bám sát với giá của thị trƣờng trong nƣớc để đảm bảo một mức giá hợp lý nhất.
Giá bán là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, là yếu tố góp phần đi đến quyết định mua của khách hàng đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng. Việc có quá nhiều đối thủ cạnh tranh về sản phẩm đƣờng, cộng thêm các mặt hàng đƣờng nhập lậu với giá siêu rẻ đã trở thành áp lực lớn đối với Công ty Cổ phần Đƣờng Ninh Hòa. Việc đƣa ra một chính sách giá cả hợp lý là một đòi hỏi cấp thiết với Công ty. Giá cả của công ty phải làm sao bù đắp đƣợc chi phí bỏ ra, phải phù hợp với giá cả trên thị trƣờng không đƣợc quá cao hay quá thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Với đặc điểm là nhà sản xuất, nên Công ty có quyết định đến giá cả của sản phẩm. Hiện tại, Công ty có nhiều mức giá khác nhau cho mỗi khách hàng và việc quyết định giá cả của sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: các yếu tố kiểm soát đƣợc (chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí lƣu