2.2.4.1 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức NHS
2.2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban, bộ phận trong công ty
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty:
Đại hội đồng Cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, mỗi năm họp một lần. Đại Hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề đƣợc Pháp luật và Điều lệ Công ty quy định.
Đại hội đồng quản trị: HĐQT do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng cổ đông.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC P.TGĐ Nguyên Liệu P.TGĐ Kỹ Thuật Phòng Nguyên Liệu Phòng TCHC Phòng TC-KT Phòng Kinh Doanh Phòng Kiểm Nghiệm (KCS) Phòng Kỹ Thuật PX Đƣờng PX Cơ Điện GĐ Khối KD và Hỗ Trợ
49 HĐQT có nhiệm vụ giám sát Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý khác do
Hội đồng quản trị bổ nhiệm, định hƣớng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại Hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra các quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ban kiểm soát nội bộ: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong tất cả các hoạt động của Công ty; Giám sát sự tuân thủ các nội quy, quy chế Công ty đã ban hành; Kế hoạch kiểm tra, giám sát thu chi tài chính kế toán theo Luật tài chính kế toán; Giám sát đôn đốc việc lập báo cáo quyết toán tài chính,…
Tổng giám đốc: Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty; Chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của Công ty; Tổ chức điều hành các hoạt động Công ty theo quyết định của Đại Hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị; Xây dựng chiến lƣợc phát triển ngắn hạn, dài hạn của Công ty; Sắp xếp sử dụng tổ chức bộ máy của Công ty để thực hiện các phƣơng án có hiệu quả.
Phó tổng giám đốc nguyên liệu: Quản lý, điều hành hoạt động đầu tƣ thu mua, vận chuyển nguyên liệu mía của Công ty; Chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc Công ty, HĐQT và pháp luật về nhiệm vụ đƣợc Tổng giám đốc phân công hoặc đƣợc ủy quyền thực hiện; Giúp Tổng giám đốc Công ty điều hành lĩnh vực đƣợc giao.
Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Quản lý, điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ, đầu tƣ XDCB, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ KHKT, cải tiến đổi mới thiết bị công nghệ; Chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc Công ty, HĐQT và pháp luật về nhiệm vụ đƣợc Tổng giám đốc Công ty phân công hoặc đƣợc ủy quyền thực hiện; Giúp Tổng giám đốc Công ty điều hành lĩnh vực đƣợc giao.
Giám đốc khối kinh doanh và hỗ trợ: Chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh, tài chính – kế toán của Công ty. Hỗ trợ các hoạt động của Công ty trong phạm vi quyền hạn; Chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc Công ty, HĐQT và pháp luật về nhiệm vụ đƣợc Tổng giám đốc, HĐQT phân công hoặc đƣợc ủy quyền thực hiện.
50
Phòng tổ chức hành chính: Tham mƣu, giúp Tổng giám đốc Công ty về công tác tổ chức, cán bộ - lao động, tiền lƣơng, thi đua khen thƣởng, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn tài sản và con ngƣời trong Công ty; Tham gia quản lý hành chính, văn phòng, đảm bảo các hoạt động của lãnh đạo và các đơn vị trực thuộc.
Phòng kỹ thuật: Tham mƣu và thực hiện quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ, đầu tƣ XDCB, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến đổi mới thiết bị công nghệ; Theo dõi quản lý, báo cáo kịp thời cho Tổng giám đốc về tình trạng kỹ thuật, tình hình quản lý sử dụng tất cả các máy móc thiết bị.
Phòng kế hoạch – kinh doanh: Tham mƣu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh; Thực hiện việc kinh doanh mua - bán các sản phẩm do Công ty sản xuất và các sản phẩm, dịch vụ thuộc chức năng hoạt động của Công ty;
Phòng kế toán – tài chính: Quản lý, giám sát về mặt tài chính đối với mọi hoạt động của Công ty; Tổ chức công tác kế toán Công ty và các đơn vị trực thuộc đúng chế độ quy định.
Phòng nguyên liệu: Thu mua, vận chuyển, đầu tƣ nguyên liệu mía cho hoạt động sản xuất của Công ty. Tham mƣu cho Tổng giám đốc về các chủ trƣơng, chính sách về biện pháp đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất.
Phòng kiểm nghiệm (KCS): Tham mƣu cho Tổng giám đốc trong công tác đo lƣờng, kiểm tra tiêu chuẩn – chất lƣợng vật tƣ, nguyên liệu, bán phế phẩm, thành phẩm và các công việc kiểm tra khác nhằm phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất – kinh doanh, phục vụ cho nhu cầu giám sát, quản lý tiêu chuẩn chất lƣợng trong tất cả các khâu sản xuất của Công ty.
Phân xƣởng đƣờng: Trực tiếp quản lý điều hành quá trình sản xuất toàn phân xƣởng, đảm bảo năng suất lao động cao, chất lƣợng sản phẩm tốt với chi phí tiết kiệm nhất.
Phân xƣởng cơ điện: Sản xuất, gia công, sữa chữa các thiết bị, dụng cụ cơ điện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
51
2.2.5 Hoạt động chính của công ty 2.2.5.1 Lĩnh vực kinh doanh 2.2.5.1 Lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất đƣờng từ mía và các sản phẩm phụ;
Tổ chức thu mua mía cây, đầu tƣ và phát triển vùng nguyên liệu; Thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng;
Gia công, chế tạo cơ khí;
Mua bán vật tƣ nông nghiệp, mua bán phân bón; Vận tải hàng hóa đƣờng bộ;
Sản xuất phân bón;
Kinh doanh dịch vụ kho bãi;
Sản xuất và kinh doanh mua bán điện; Kinh doanh bất động sản;
Đƣờng kính trắng thƣợng hạng:
Sản phẩm đƣợc sử dụng trực tiếp làm thực phẩm hoặc sử dụng làm nguyên liệu cho một số ngành chế biến công nghiệp (bánh, kẹo, nƣớc giải khát,....)
Sản phẩm đƣờng kính trắng của công ty đƣợc sản xuất theo tiêu chuẩn chất lƣợng cơ sở đã đăng ký tại Sở Y Tế Khánh Hòa, các chỉ tiêu chất lƣợng sản phẩm đăng ký đều đạt và tối ƣu hơn các chỉ tiêu chất lƣợng theo TCVN 6959:2001 đối với sản phẩm đƣờng kính trắng.
52 - Nhóm sản phẩm: Đƣờng bao: bao 50 kg; Đƣờng túi: túi 1 kg.
- Ngoại hình: tinh thể màu trắng, kích thƣớc tƣơng đối đồng đều, tơi, khô không vón cục.
- Mùi vị: tinh thể đƣờng hoặc dung dịch đƣờng trong nƣớc có vị ngọt, không có mùi lạ.
- Màu sắc: Tinh thể màu trắng, khi pha vào nƣớc cất cho dung dịch trong. - Chỉ tiêu:
Độ Pol ( 0Z): không nhỏ hơn 99,70%.
Hàm lƣợng đƣờng khử, % khối lƣợng ( m/m), không lớn hơn 0,07%. Độ màu ( ICUMSA): không lớn hơn 120.
- Ƣu thế cạnh tranh:
Tỷ lệ thu hồi sản phẩm đƣờng từ nguyên liệu mía cây của công ty luôn đạt ở mức tối ƣu.
Là một trong những sản phẩm dẫn đầu về chất lƣợng đối với dòng sản phẩm đƣờng kính trắng (RS) sản xuất tại Việt nam, đã đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng và có thƣơng hiệu từ hơn 10 năm qua.
- Thị trƣờng tiêu thụ chính: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây.
Mật rỉ:
Mật rỉ là sản phẩm thu hồi sau đƣờng, đƣợc sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất cồn, bột ngọt, thức ăn gia súc, ...
Tỷ lệ thu hồi mật rỉ là 3,8-4,0kg/100kg mía.
Bùn - tro, mía giống:
Bùn - tro là phụ phẩm trong quá trình sản xuất đƣờng, đƣợc sử dụng cho việc chăm bón trong nông nghiệp.
Điện thương phẩm:
Quy trình sản xuất: Tổ Turbin hơi máy phát điện có công suất 9MWH dùng hơi từ lò hơi đốt bằng bã mía trong quy trình sản xuất đƣờng để phát điện phục vụ cho sản xuất đồng thời bán lên lƣới Quốc Gia.
Sản lƣợng điện thƣơng phẩm hàng năm: 8 triệu KWH.
53
2.2.5.2 Sứ mệnh và tầm nhìn của Công ty
Phát triển Công ty Cổ Phần Đƣờng Ninh Hòa thành một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trên cơ sở phát huy tối ƣu ngành mía đƣờng, từng bƣớc phát triển vững chắc các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ nhằm tăng nhanh qui mô và hiệu quả kinh doanh, xây dựng thƣơng hiệu đƣờng Ninh Hòa trở thành một doanh nghiệp mạnh của khu vực và cả nƣớc.
Tầm nhìn:
- Công ty Cổ Phần Đƣờng Ninh Hòa hƣớng đến mục tiêu trở thành doanh nghiệp sản xuất đƣờng hàng đầu trong khu vực miền Trung và cả nƣớc.
- Sự tín nhiệm của khách hàng và đối tác trong kinh doanh chính là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của Công ty.
- Công ty tạo nên môi trƣờng làm việc tốt và chuyên nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội thành công trong công việc cho cán bộ công nhân viên, để mỗi nhân viên đều tự hào khi làm việc tại Công ty.
Sứ mệnh:
ộ
2.3 Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty 2.3.1 Năng lực máy móc thiết bị 2.3.1 Năng lực máy móc thiết bị
Các năm qua, Công ty không ngừng đầu tƣ máy móc thiết bị, nâng cao năng lực chế biến, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng hiệu suất thu hồi nhằm đem lại hiệu quả trong sản xuất.
Với hệ thống thiết bị có công suất thiết kế ban đầu 1250 TMN năm 1996, sau nhiều giai đoạn đầu tƣ nâng cao năng lực chế biến, đến năm 2012 công suất thiết kế đạt 3400 TMN. Hiện tại, Công ty đang triển khai và sắp hoàn thành dự án nâng công suất 4.300 TMN.
Nhìn chung, hầu hết các thiết bị trong dây chuyền sản xuất của Công ty đều đƣợc chế tạo trong nƣớc và nhập khẩu từ Trung Quốc, các thiết bị trong dây chuyền sản xuất đƣợc điều khiển, vận hành bằng tay và bán tự động.
54 Bảng 2.2: Công suất và sản lƣợng chế biến từ vụ sản xuất 2009-2010 đến vụ
2011-2012:
Vụ sản xuất Công suất thiết kế (TMN) Công suất chế biến (TMN) Sản lƣợng mía ép (tấn) Sản lƣợng đƣờng (tấn) 2009-2010 2200 2.235 248.430 25.635 2010-2011 3000 2.792 398.746 39.081 2011-2012 3400 3.750 538.889 51.173
2.3.2 Năng lực lao động sản xuất
Bảng 2.3: Số lao động và thu nhập bình quân của lao động của NHS (2010-2012)
Năm 2010 2011 2012
Số lao động trung bình (ngƣời) 391 399 393
Thu nhập bình quân của lao động (triệu đồng/tháng)
4,09 5,820 7,868
Nguồn: Báo cáo của Ban kiểm soát từ năm 2010-2012
Để đáp ứng nhu cầu vận hành hệ thống một cách có hiệu quả, NHS luôn quan tâm xây dựng bộ máy nhân sự cho phát triển công ty trong hiện tại và lƣơng lai. Trong đó chú trọng tuyển dụng mới kết hợp với đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ tay nghề lực lƣợng lao động hiện có, đảm bảo việc làm cho ngƣời lao động, thu nhập của ngƣời lao động ngày càng đƣợc cải thiện. Công ty thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động theo đúng quy định của pháp luật. Nhìn chung, Công ty đã tạo cho mình một cơ cấu lao động hợp lí để phục vụ cho quá trình hoạt động. Với lực lƣợng lao động hiện tại và cơ cấu lao động hợp lý đã giúp công ty hoạt động hiệu quả, mang lại những bƣớc phát triển đáng kể trong những năm vừa qua.
2.4 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 2009 - 2012 qua 2009 - 2012
Sau khi Cổ phần hóa và tham gia vào thị trƣờng chứng khoán, đặc biệt là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã kéo theo nhiều hệ lụy và ảnh hƣởng nghiêm
55 trọng đến nền kinh tế, các doanh nghiệp trong nƣớc nói chung và Công ty Cổ Phần
Đƣờng Ninh Hòa nói riêng phải đối đầu với nhiều thử thách khó khăn. Tuy nhiên, do có sự phấn đấu không ngừng của cán bộ nhân viên, sự thích ứng kịp thời và có phƣơng pháp phát triển thích hợp, cộng thêm việc hỗ trợ từ nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng… Công ty đã từng bƣớc vƣợt qua đƣợc những khó khăn ban đầu và dần khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng. Trong những năm gần đây, Công ty đã có những bƣớc tiến cả về chất lƣợng và khối lƣợng đƣợc thể hiện trong bảng sau:
56 Bảng 2.4: Bảng kết quả hoạt động của Công ty từ năm 2008-2012
(đvt: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng doanh thu 272,445,017,671 288,353,182,222 452,039,704,077 814,120,792,136 990,958,276,569
Tổng chi phí 235,994,342,728 217,050,319,455 349,949,466,562 715,912,663,376 897,269,614,310
Giá vốn hàng bán 205,938,463,122 206,610,622,003 316,333,037,012 639,620,458,976 800,882,691,384
Chi phí tài chính 17,194,151,421 4,585,269,433 11,951,827,350 47,497,794,208 54,547,069,002
+ Trong đó: chi phí lãi vay 3,260,270,166 4,585,269,433 8,175,228,494 44,931,703,853 57,607,747,373
Chi phí bán hàng 6,269,407,263 4,585,269,433 7,017,369,009 6,519,502,273 9,957,555,569
Chí phí quản lý doanh nghiệp 6,555,916,962 4,585,269,433 12,790,574,716 12,821,243,994 27,911,886,474
Chi phí khác 36,403,960 4,585,269,433 1,856,658,475 9,453,663,925 3,970,411,881
Lợi nhuận trƣớc thuế TNDN 36,450,674,943 71,302,862,767 102,090,237,515 98,208,128,760 100,558,405,789
Thuế TNDN 5,104,866,480 7,071,856,188 13,452,253,907 17,799,145,937 19,345,269,263
Lợi nhuận sau thuế TNDN 31,345,808,463 64,231,006,579 88,637,983,608 80,408,982,823 81,604,509,901
57 Từ khi đƣợc thành lập và trải qua nhiều khó khăn, Công ty Cổ Phần Đƣờng
Ninh Hòa đã đạt đƣợc những thành công nhất định, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nƣớc ta nói chung và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Công ty nói riêng. Trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ Phần Đƣờng Ninh Hòa luôn luôn đặt ra cho chính mình mục tiêu phát triển và luôn nỗ lực trong việc thực hiện các mục tiêu đặt ra.
Trong điều kiện hiện nay, mọi nỗ lực của Công ty đều nhằm mở rộng quy mô hoạt động của mình trên cơ sở mở rộng thị trƣờng, đồng thời Công ty cũng đặt ra vấn đề hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà máy cũng đã gặt hái đƣợc nhiều thành công cũng nhƣ gặp phải nhiều vấn đề hạn chế, điều đó phụ thuộc rất lớn vào những thuận lợi và khó khăn mà nhà máy gặp phải. Thực tế, trong thời gian qua, Công ty chỉ thực hiện đƣợc hiệu quả kinh doanh cho mình đề ra, còn mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh vẫn còn là một bài toán khó đang đƣợc lãnh đạo của công ty quan tâm và tìm ra giải pháp phù hợp. Có thể nói, hầu hết các trang thiết bị của nhà máy đƣợc đầu tƣ đều là những công nghệ tƣơng đối hiện đại, điều này đảm bảo cho các sản phẩm của nhà máy có đủ điều kiện về chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng hiện tại. Tuy nhiên, những yêu cầu, đòi hỏi từ phía khách hàng ngày càng cao và sự cạnh tranh chất lƣợng từ phía đối thủ trong ngành đã đặt ra nhu cầu thay đổi, mở rộng công nghệ hệ thống sản xuất để phù hợp với sự phát triển trong tƣơng lai.
Thêm vào đó, sản phẩm của nhà máy có mặt rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trên cả nƣớc, nhƣng thực tế lƣợng tiêu thụ lại tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và khu vực miền Trung. Khách hàng của Công ty thƣờng là đối tác lâu năm, có rất ít khách hàng mới nên việc kinh doanh còn phụ thuộc nhiều vào khách hàng cũ. Ngoài ra, những yếu tố nhƣ điều kiện thời tiết, nguồn vốn, chính sách phát triển của Công ty… cũng ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhìn tổng thể tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây có thể kết luận rằng Công ty đang phát triển mạnh mẽ và đi đúng hƣớng. Trong bối