Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Phát thanh Truyền hình Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 70)

- Công đoạn 3: Truyền dẫn và phát sóng Sản phẩm phát thanh và truyền hình được khuyếch đại và truyền trong không trung đến các Đài Phát sóng, vệ

2.2.2.5. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Phát thanh Truyền hình Việt Nam

Truyền hình Việt Nam

Với chức năng chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ phát thanh, truyền hình cho hệ thống phát thanh, truyền hình cả nước. Hàng năm, Đài TNVN và Đài THVN đều dành một khoản kinh phí tương đối để hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phát thanh, truyền hình cấp tỉnh, huyện bằng nguồn nhân sách hay qua các dự án trong và ngoài nước. Như dự án đưa thông tin bằng sóng phát thanh, truyền hình về cơ sở. Chương trình đưa thông tin bằng sóng phát thanh về vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1995 - 2000 là. 198 tỷ đồng; Dự án Sida của Thuỵ Điển cho các Đài PTTH địa phương từ năm 1997 đã giúp 30/64 Đài PTTH tỉnh, thành phố tiếp cận kỹ năng phát thanh hiện đại; tháng 11/2004, Thuỵ Điển đồng ý tiếp tục hỗ triển khai giai đoạn 2 của dự án này, lần này sẽ có 12 khoá đào tạo cho cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên các Đài huyện, ngoài ra Sida còn đầu tư cho Đài TNVN 2 Studio phát thanh.

Bên cạnh đó, việc đào tạo nhân lực phát thanh, truyền hình cho cả nước do 3 trường nghiệp vụ của ngành đảm nhiệm: Trường Cao đẳng PTTH I, tại Phủ Lý, Hà Nam; Trường Trung học Truyền hình tại Thường Tín, Hà Tây; Trường Trung học PTTH II, tại thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả đào tạo của các Trường nghiệp vụ PTTH từ 1996 đến nay: Công nhân kỹ thuật PTTH bậc 2/7 đạt gần 10.000 người, Công nhân kỹ thuật PTTH bậc 3/7 đạt gần 15.000 người; Trung học chuyên nghiệp PTTH 5.400 người: Kỹ sư thực hành, Đại học tại chức (liên kết) gần 2.000 người; Đào tạo lại, liên thông: 2.350 người.

Nhân lực đang làm việc tại các Đài PTTH, Truyền thanh cấp tỉnh, huyện phần lớn do các Trường nghiệp vụ này cung cấp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)