Các giai đoạn phát triển của phát thanh truyền hình Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 52)

- Công đoạn 3: Truyền dẫn và phát sóng Sản phẩm phát thanh và truyền hình được khuyếch đại và truyền trong không trung đến các Đài Phát sóng, vệ

2.1.2.1. Các giai đoạn phát triển của phát thanh truyền hình Việt Nam

Ngày 07/9/1945 là ngày đánh dấu sự ra đời của Phát thanh Việt Nam với chương trình phát sóng đầu tiên bắt đầu lúc 11h30 phút.

Sau gần 60 năm, trải qua những cuộc kháng chiến giành độc lập và xây dựng đất nước, cùng với các loại hình báo chí khác, Phát thanh Việt Nam mà con chim đầu đàn là Đài Tiếng nói Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Trong công cuộc đổi mới đất nước, phát thanh Việt Nam đã không ngừng đổi mới, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.

42 Ở nước ta, Đài Truyền hình Việt Nam đã ra đời từ trong Đài Tiếng nói Việt Nam, chương trình phát thử đầu tiên vào ngày 7/9/1970 tại 58, Quán Sứ, Hà Hội. Năm 1971 Chính phủ cho phép thành lập Ban truyền hình thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam, ngày 30/4/1975, đoàn cán bộ phóng viên, kỹ thuật viên của Ban truyền hình này vào tiếp quản Đài truyền hình của chính quyền nguỵ Sài Gòn.

Nhân dịp khai mạc kỳ họp đầu tiên của quốc hội thống nhất cả nước ngày 16/6/1976, Đài Truyền hình Việt Nam đã chính thức phát sóng hàng ngày. Khi đó Đài Tiếng nói Việt Nam đổi tên là Đài Phát thanh - Truyền hình Việt Nam. Đến tháng 9/1977, Chính phủ ra Nghị định thành lập Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình, trong đó Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam hoạt độc độc lập với nhau dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban này. Đến năm 1987, giải thể Uỷ ban Phát thanh - Truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam là hai cơ quan hoạt độc độc lập như ngày nay.

Ngày 16/8/1993, Chính phủ ban hành 2 Nghị định 52/CP và 53/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Đài THVN và Đài TNVN. Nghị định 52/CP, 53/CP một lần nữa khẳng định: “ Đài THVN và Đài TNVN là Đài quốc gia, là cơ quan trực thuộc Chính phủ có chức năng thông tin tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, quản lý thống nhất kỹ thuật phát thanh- truyền hình trong cả nước”. Như vậy từ buổi phát sóng phát thanh đầu tiên ngày 07/9/1945 đến buổi phát hình đầu tiên ngày 7/9/1970 đến nay đã gần 60 năm, TNVN và THVN luôn là tấm gương phản chiếu trung thực diện mạo đất nước, đồng thời sự trưởng thành của PT-TH Việt Nam cũng luôn luôn gắn bó máu thịt với sự phát triển của đất nước.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Đài TNVN và Đài THVN Việt Nam theo Nghị định 83/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 và 96/2003/NĐ-CP ngày theo Nghị định 83/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 và 96/2003/NĐ-CP ngày 20/8/2003 của Chính phủ

a. Vị trí và chức năng:

Đài TNVN và Đài THVN là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng

43 và pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh, truyền hình; thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình theo quy định của pháp luật.

Đài TNVN và Đài THVN chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hoá - Thông tin về hoạt đồng báo chí và quản lý nhà nước của Bộ Bưu chính - Viễn thông về tần số truyền dẫn, phát sóng phát thanh - truyền hình.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn

Đài TNVN và Đài THVN có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan sự nghiệp quy định tại Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

b.1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án quan trọng Phát thanh và Truyền hình; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.

b.2. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của cơ quan.

b.3. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển của hệ thống phát thanh - Truyền hình Việt Nam.

b.4. Chủ trì, phối hợp với các Đài Phát thanh, Phát thanh - Truyền hình địa phương về kế hoạch sản xuất các chương trình phát thanh - truyền hình phát trên sóng phát thanh - truyền hình quốc gia.

b.5. Quyết định chương trình và thời lượng phát sóng Phát thanh, Truyền hình hàng ngày.

b.6. Hướng dẫn các Đài địa phương về nghiệp vụ và kỹ thuật phát thanh - truyền hình.

44 b.7. Quản lý trực tiếp hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài TNVN và Đài THVN để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng phát thanh - truyền hình trong nước và nước ngoài.

b.8. Trình Bộ Trưởng được Thủ tướng Chính phủ phân công ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm chuyên môn nghiệp vụ và định mức kinh tế kỹ thuật về phát thanh - truyền hình được áp dụng trong phạm vi cả nước.

b.9. Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án quan trọng thuộc lĩnh vực phát thanh theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

b.10. Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính của Đài Phát thanh và Truyền hình theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b.11. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành phát thanh-Truyền hình.

b.12. Tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát thanh - truyền hình.

b.13. Thực hiện hợp tác quốc tế về phát thanh theo quy định của pháp luật.

b.14. Tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo yêu cầu của pháp luật.

b.15. Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doạnh nghiệp có vốn nhà nước của Đài Phát thanh và Truyền hình theo quy định của pháp luật.

b.16. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương; thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan.

b.17. Quản lý tài chính, thiết bị, vật tư, cơ sở vật chất của cơ quan theo quy định của pháp luật và quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước giao.

45 b.18. Thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan của Đảng, Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 52)