Quan điểm, chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 97)

- Công đoạn 3: Truyền dẫn và phát sóng Sản phẩm phát thanh và truyền hình được khuyếch đại và truyền trong không trung đến các Đài Phát sóng, vệ

3.1.1.2.Quan điểm, chính sách của Nhà nước

Nhận thức đúng đắn vai trò của thông tin đại chúng đặc biệt là phát thanh, truyền hình trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và xây dựng đất nước, đặc biệt khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng, Chính phủ đặc biệt coi trọng và đầu tư để phát triển báo chí. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí đã phát triển nhanh chóng, đem lại hiệu quả to lớn trong thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức của nhân dân, phát huy bản sắc dân tộc đi đôi với tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17/10/1998 của Ban chấp hành Trung ương đảng đã đánh giá những thành tích của hoạt động báo chí, xuất bản từ khi có Chỉ thị 08-CT/TW của Ban bí thư (khoá VII) về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí xuất bản. Đến đại hội VIII, đảng ta đã có chủ trương về phát triển phát thanh - truyền hình “Phát triển đi đôi với quản lý tốt mạng lưới thông tin bái chính, xuất bản, phát thanh, truyền hình, điện ảnh và các hình thức nghệ thuật khác. Sớm hoạch định một chiến lược quốc gia về thông tin đại chúng; coi trọng việc nâng cao chất lượng thông tin đại chúng, tính chân thật, tính chiến đấu, tính đa dạng của thông tin, cổitngj việc phát hiện và đề cao các nhân tố mới

87 đồng thời với việc phát hiện và phê phán các hiện tượng tiêu cực, tăng cường công tác đối ngoại”.

Theo định hướng đó, Đại hội VIII của đảng đã nêu rõ: “ Từng bước hiện đại hoá các ngành phát thanh, truyền hình, điện ảnh, in, xuất bản. Nâng cao chất lượng ácc chương trình phát thanh, truyền hình, tăng cường công suất phát sóng phát thanh, truyền hình kể cả ra nước ngoài,...”.

Như vậy, lý luận và thực tiễn hoạt động báo chí đã chỉ ra rằng, với tư cách là một loại hình hoạt động chính trị - xã hội ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội khi đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định, báo chí mang trong mình những tiềm năng to lớn đối với đời sống xã hội với tư cách là một hệ thống xã hội hoạt động trực tiếp trong trong lĩnh vực tư tưởng nên dưới chế độ nhà nước nào cũng phải có sự quản lý và sử dụng báo chí như một công cụ, một hệ thống xã hội,...; là bộ phận cơ bản, cốt lõi nhất, mang những nết bản chất nhất của truyền thông đại chúng. Hơn nữa, bản thân báo chí Việt Nam đã luôn trung thành với sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, chức năng của báo chí cách mạng - là một nền báo chí tiến bộ, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, văn minh cho xã hội, phấn đầu vì đất nước phồn vinh. Vì vậy trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước, Nhà nước luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển báo chí nước nhà nói chung và phát thanh, truyền hình nói riêng.

Trong thời gian từ nay đến năm 2010, quan điểm phát triển chủ đạo phát triển của PTTH Việt Nam là phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, vừa tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm hay, những cách làm có hiệu quả của thế giới và khu vực, vừa phải tính đến điều kiện, phong tục tập quán của Việt Nam. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung chương trình trên sóng phát thanh - truyền hình là chủ yếu kết hợp với các loại hình truyền thông khác như báo in, internet,... cùng với đổi mới mạnh mẽ công nghệ phát thanh theo hướng hiện đại hóa làm trục xoay trọng tâm cho toàn bộ hoạt động của PTTH Việt Nam.

Sự phát triển của Đài TNVN, Đài THVN bảo đảm là đầu tàu của toàn ngành PTTH Việt Nam, từng bước tập trung hiện đại hóa hệ thống sản xuất

88 chương trình, truyền dẫn phát sóng phát thanh - truyền hình toàn quốc, có kế hoạch phát triển phương tiện xem, nghe của dân, hệ thống truyền thanh cơ sở, trang bị các hệ thống nghe đài công cộng. Tổ chức lại, hoàn thiện hệ thống dịch vụ phát thanh - truyền hình góp phần phát triển ngành và ổn định, cải thiện đời sống .

Trong sự nghiệp hiện đại hóa ngành phát thanh - truyền hình, nhân tố quyết định là con người, nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm phát thanh - truyền hình hiện đại vừa giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vừa có phẩm chất, đạo đức tốt. Để thự hiện được điều đó đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng phải đi trước một bước.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 97)