Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại các trường nghiệp vụ phát thanh truyền hình

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 129 - 134)

- Công đoạn 3: Truyền dẫn và phát sóng Sản phẩm phát thanh và truyền hình được khuyếch đại và truyền trong không trung đến các Đài Phát sóng, vệ

3.3.4.2.Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại các trường nghiệp vụ phát thanh truyền hình

thanh - truyền hình

Hiện nay cả nước có 64 Đài phát thanh, truyền hình cấ tỉnh, 550 đài cấp huyện thị, hơn 10.000 đài truyền thanh cơ sở. Nguồn nhân lực cung cấp chủ yếu cho các Đài tỉnh, huyện là ở 3 trường đào tạo nghiệp vụ của ngành hiện nay: Trường Cao đẳng phát thanh - truyền hình I tại Hà Nam, Trường Trung học Truyền hình tại Thường Tín, Hà Tây và trường Trung học Phát thanh - Truyền hình II tại Hồ Chí Minh.

Tính bình quân các cơ sở huyện, thị mỗi đài có 8 biên chế, trong đó 3 - 4 có trình độ cao đẳng thực hành, còn lai là trung học hoặc công nhân nghề thì nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng đến 2005 là 1.100, và đến 2010 là 2.200 người, cũng nhiều hơn số ấy đòi hỏi có trình độ trung cấp và công nhân chuyên ngành phát thanh - truyền hình. Vấn đề chất lượng đào tạo cần phải được hết sức quan tâm theo hướng sau:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: Hiện nay, cả 3 trường nghiệp vụ chưa có tiến sỹ nào, thạc sỹ chưa đến 30%, còn lại đa phần là Đại học và Cao đẳng. Đây là một khó khăn nếu chúng ta đề nghị nâng cấp lên thành Học viện Phát thanh - Truyền hình

- Có chính sách để sử dụng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm là những chuyên gia đầu ngành trong ngành phát thanh truyền hình đang công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài Phát thanh, Truyền hình địa phương.

121 - Đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy theo hướng đa phương tiện, đa chức năng: nghe, nhìn, thực hành.

- Đổi mới công tác đào tạo, huấn luyện theo hướng lấy học viên, sinh viên là trung tâm. Không theo cách giảng dạy truyền thống là thuyết trình và thuyết trình.

- Xây dựng và hoàn thiện giáo trình, tài liệu giảng dạy.

- Vì là trường ngành nên để có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của các Đài địa phương cần có điều tra nhu cầu nhân lực, nhu cầu chất lượng nhân lực để công tác đào tạo đi đúng hướng và hiệu quả.

- Cần nâng cấp các trường lên thành Học viện Phát thanh, Học viện Truyền hình để có thể đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực được cho cả 2 Đài Trung ương. Đây là khoảng trống các trường nghiệp vụ chưa làm được, hai Đài quốc gia vẫn phải tuyển người từ các trường ngoài ngành, tốn thêm kinh phí và thời gian để đào tạo nghề phát thanh.

122

KẾT LUẬN

Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới là: “ Nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng chủ nghía xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Mục tiêu đặt ra cho công cuộc đổi mới của nước ta là xây dựng, phát triển đất nước có đời sống, vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.

Đại hội Đảng IX cũng chỉ ra thời cơ và thách thức trong thời kỳ mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, bên cạnh đó sự bùng nổ thông tin, nguy cơ xâm lăng văn hoá và cả xâm lăng chính trị một cách hoà bình đã đặt ra cho sự nghiệp báo chí nói chung, và phát thanh, truyền hình nói riêng ở nước ta trách nhiệm rất nặng nề và phức tạp. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, báo chí cách mạng Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước ta vạch ra những quan điểm cơ bản để thực hiện một cách có hiệu quả. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện để báo chí hoạt động đúng mục đích và có hiệu quả cho nên báo chí phục tùng sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc. Trong điều kiện mới của nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường và mở cửa sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí càng quan trọng hơn bao giờ hết. Điều đó được thể hiện ở ba mặt bao gồm: vạch ra chiến lược phát triển và định hướng thông tin tuyên truyền, công tác tổ chức cán bộ, hoạt động kiểm tra. Bên cạnh đó Đảng khẳng định trách nhiệm: Quan tâm giúp

123 đỡ, tạo điều kiện cho báo chí phát triển. Phát triển ở đây được xác định bởi tăng về số lượng, mở rộng quy mô, phạm vi tác động và nâng cao chất lượng thông tin.

Việc phát triển ngành PTTH Việt Nam trong giai đoạn mới đặc biệt là giai đoạn 2000 - 2010 là một yêu cầu đương nhiên phù hợp với quy luật. Xã hội phát triển, dân trí càng cao, tất yếu nhu cầu thông tin giao tiếp cũng tăng lên. Chính thực tiễn đặt ra những đòi hỏi mở rộng quy mô của ngành PTTH Việt Nam, sự phát triển đó sẽ làm cho chất lượng chương trình ngày càng nâng cao có sức hấp dẫn lớn và đưa lại hiệu quả cao về tư tưởng, chính trị, tổ chức xã hội. Để đạt được những mục tiêu ấy đòi hỏi ngành PTTH Việt Nam nỗ lực phấn đấu cao hơn.

Cùng với phát triển một cách toàn diện như trên thì công tác phát triển nguồn nhân lực càng phải tốt. Nói đến phát triển nguồn nhân lực là nói đến chính sách thu hút, phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cho phù hợp với điều kiện mới.

Công tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực PTTH Việt Nam đang đặt ra những vấn đề hết sức quan tâm. Bước đầu trong luận văn này tôi đã phân tích được một số ưu điểm và những hạn chế của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển ở các nội dung: công tác quy hoạch cán bộ, công tác tuyển dụng cán bộ, công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công tác lương bổng và đãi ngộ vật chất, công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ. Đồng thời mạnh dạn nêu lên những vấn đề có tính chất lý luận và giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực PTTH Việt Nam trong đó có có bốn nhóm giải pháp cơ bản: Thứ nhất, chú trọng công tác quy hoạch cán bộ; Thứ hai, đổi mới chính sách tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực; Thứ 3, Có chính sách điều tiết hợp lý trong chế độ tiền lương và đãi ngộ vật chất; Thứ tư, nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực. Các giải pháp trên phải được tiến hành, thực hiện theo năm quan điểm chủ đạo sau: Thứ nhất, cần quán triệt quan điểm, đường lối, chính sách của đảng, nhà nước về công tác phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hiện nay; Thứ hai, phải bám sát chiến lược phát triển

124

và đặc thù của ngành; Thứ ba, phải đổi mới cách nhận thức về vị trí và chức năng của người làm phát thanh - truyền hình; Thứ tư, mọi đổi mới về chính sách sử dụng nhân lực tiến hành đồng bộ; Thứ năm, đổi mới chính sách phát triển nguồn nhân lực phải qua thí điểm, đúc rút kinh nghiệm. Tuy nhiên luận văn cũng chỉ mới là những bước đi ban đầu có tính chất nhìn nhận lại một quá trình, chưa đánh giá được một cách chính xác, toàn diện khoa học về ưu điểm, nhược điểm của chính sách nhân sự trong gần 60 năm phát triển của ngành.

Được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Tiến sỹ Tạ Đức Khánh và các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các đồng nghiệp công tác tại Ban tổ chức Cán bộ, các đơn vị, cá nhân của Đài TNVN, THVN, trong quá trình thực hiện luận văn này tôi đã khắc phục những khó khăn hạn chế về tư liệu, hệ thống hoá các văn bản cũng như ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực này.

Do những khó khăn khách quan như đã trình bày ở trên, cùng với những khó khăn chủ quan , những hạn chế về điều kiện, thời gian, quy mô và yêu cầu của luận văn, vì vậy Luận văn này không thể tránh khỏi những hạn chế. Tôi mong được sự tham gia đóng góp, xây dựng của các thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp và những ai quan tâm về vấn đề mà luận văn nêu ra để nó được nhanh chóng hoàn thiện. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sâu sắc tới thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ trong những ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

125

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 129 - 134)