Về công tác bố trí, sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 66)

- Công đoạn 3: Truyền dẫn và phát sóng Sản phẩm phát thanh và truyền hình được khuyếch đại và truyền trong không trung đến các Đài Phát sóng, vệ

2.2.2.3. Về công tác bố trí, sử dụng lao động

Việc sử dụng, bố trí, giao nhiệm vụ cho người lao động thể hiện khía cạnh biết dùng người của lãnh đạo, của tổ chức. Chính sách này gắn chặt với chính sách tuyển dụng. Theo văn bản ghi trong các văn bản của Nhà nước, việc tuyển dụng phải dựa trên nhu cầu, vị trí công tác và tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch công chức tuyển vào, tức là việc bố trí, sử dụng lao động cũng phảu đảm bảo thích hợp giữa công việc và khả năng của người lao động.

Chưa có văn bản nào quy định việc bố cán bộ phải như thế nào, nhưng việc bố trí cán bộ liên quan đến trình độ quản lý và nghệ thuật dùng người của cấp lãnh đạo. Tại Đài TNVN và Đài THVN đều đã có quy định phân cấp về công tác tổ chức cán bộ, trong đó quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ quản lý, sử dụng cán bộ của từng đơn vị trong từng cấp.

Bố trí lao động theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực đang là vấn đề nan giải của nhiều đơn vị, vì thực tế không phải ở vị trí nào và cơ quan nào cũng thực hiện được nguyên lý trên. Theo nghiên cứu của tác giả trong quá trình công tác bằng cách trực tiếp trao đổi, toạ đàm và đánh giá tại một số đơn vị trực

59 thuộc thì số người thực sự có năng lực, đáp ứng xuất sắc công việc cơ quan chỉ chiếm 1/3, số có khả năng thực hiện công việc là 1/3 và còn lại 1/3 là đáp ứng thấp hoặc chưa đáp ứng được công việc.

Quan niệm về khả năng đáp ứng xuất sắc công việc ở đây là những người trực tiếp và chủ động tổ chức thực hiện công việc của mình, có khả năng làm việc với các chuyên gia trong và ngoài nước và thành thạo trong việc sử dụng các phương tiện cần thiết cho công việc; những người có khả năng hoàn thành công việc là những người khi được giao nhiệm vụ có khả năng hoàn thành nhưng không có năng lực tự đứng ra tổ chức lấy công việc. Nếu trong một nhóm người có người đứng đầu giỏi thì những người này có khả năng phát huy tốt chuyên môn; số không đáp ứng được công việc là những người thiếu khả năng thực hiện và thiếu tính chủ động trong việc thực hiện công việc được giao.

Số không có khả năng hoặc khả năng thực hiện công việc kém thường rơi vào những người hoặc được tuyển không đúng ngành và không có ý chí hay khả năng để học tập thêm nhằm thích nghi với công việc; hoặc có trình độ thấp dù đã qua học tại chức nhưng cũng chỉ để có bằng còn năng lực nâng lên không đáng kể, hoặc có một số ít người mới tuyển hợp đồng hoặc thi tuyển biên chế chưa có kinh nghiệm, tích luỹ và ý chí vươn lên. Cũng có một số ít người có kết quả học tập tốt, có học vị nhưng không phát huy được trong công tác. Trong số này, có một bộ phận gắn bó với cơ quan về công việc và trông chờ thu nhập từ công việc này mặc dù khả năng hạn chế, nhưng cũng có một số coi cơ quan chỉ là có chỗ đi lại hoặc có việc làm, học không quan tâm đến thu nhập cũng như thành tích tại cơ quan.

Việc bố trí giao nhiệm vụ và thu hút nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, khả năng điều hành của cấp lãnh đạo đơn vị.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)