Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chưa có hiệu quả

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 89)

- Công đoạn 3: Truyền dẫn và phát sóng Sản phẩm phát thanh và truyền hình được khuyếch đại và truyền trong không trung đến các Đài Phát sóng, vệ

2.2.4.5.Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chưa có hiệu quả

Cơ quan, tổ chức nào cũng phải dựa vào tri thức kỹ năng, và năng lực của đội ngũ nhân viên của mỡnh để tạo ra các hàng hoá và dịch vụ một cách hiệu

80 quả, có hiệu suất cao. Khi các cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỡnh trong một mụi trường ngày càng hội nhập và đối mặt với sự cạnh tranh từ các tổ chức cung cấp dịch vụ khác thỡ tất yếu phải đổi mới nguồn nhân lực của mỡnh.

Đào tạo có vai trũ chủ chốt trong việc nõng cao năng lực thực hiện của nhân viên, níu giữ nhân viên làm việc cho đơn vị và tăng cường các cam kết của họ gắn với tổ chức. Do đó đào tạo chỉ là một trong bốn thành tố chính trong việc xây dựng năng lực của cơ quan (các thành tố khác là: cải tiến các quy định và động cơ khuyến khích; cải tiến công nghệ và đổi mới cơ cấu tổ chức). Nên chỉ riêng đào tạo không thể nâng cao năng lực của một cơ quan.

Do đó tính hiệu quả cuả đào tạo phụ thuộc vào các chính sách và thiết chế đào tạo, hệ thống giáo dục, đội ngũ nhân lực được đào tạo, các chính sách và hệ thống thống nhân sự, văn hoá hành chính. Ba yếu tố đầu tiền liên quan đến khối lượng và chất lượng đào tạo, hai ýờu tố sau tạo ra nhu cầu đào tạo, bởi người sử dụng lao động luôn hướng tới việc cải tiến quá trỡnh thực hiện cụng việc và người lao động thỡ chỳ ý tới việc thăng tiến trong nghề nghiệp. Đối với cá nhân từng người lao động, việc đào tạo có thể giúp họ nâng cao năng lực nhưng không thể tạo ra được động cơ là vấn đề này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Vỡ vậy, đào tạo chỉ là một trong những yếu tố quyết định của việc thực hiện công việc, và nếu khụng chỳ ý tới vấn đề thực tế thỡ đào tạo có thể sẽ không có hiệu quả.

Một chương trỡnh đào tạo được thiết kế hiệu quả có thể đạt được một hoặc tất cả các mục tiêu sau đây:

- Tăng cường hiệu quả công việc.

- Tạo điều kiện để đội ngũ nhân sự có khả năng thích ứng và linh hoạt hơn. - Nhân sự luôn có động cơ để phấn đấu.

- Đem lại sản phẩm tốt hơn và đáp ứng yêu cầu cao hơn của xó hội.

- Cung cấp cho các cơ quan các kỹ năng và trỡnh độ chuyên môn cần thiết để đạt được các mục tiêu chiến lược.

Đạt được các mục tiờu cụ thể về quản lý nhõn sự như: công bằng lao động và phát triển năng lực trong các ngành cụ thể.

81 Việc cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực tại Đài TNVN và Đài THVN còn nhiều mặt hạn chế như phân tích có nguyên nhân chủ yếu từ công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Đài TNVN và Đài THVN thời gian qua. Vì những nguyên nhân sau:

Chính sách đào tạo chƣa khuyến khích đƣợc cán bộ, công chức yên tâm học tập: Điều này thể hiện và có tác động rõ rệt khi Đài TNVN, THVN được giao cơ chế tự chủ chi tiêu, mỗi phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đều có định mức công việc hàng tháng phải hoàn thành như thế nào thì mới được hưởng mức lương tối đa. Khi đăng ký tham gia học tập, đặc biệt là những lớp chuyên môn nghiệp vụ có thời gian trên 1 tuần học thường không yên tâm học tập. Lý do là họ sẽ không có thời gian hoàn thành công việc, trong khi không được giảm khối lượng công việc khi đi học do đó ảnh hưởng đến thu nhập. Trong khi đi học, họ chỉ được hỗ trợ 10.000đ/ngày theo quy định, điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. Trong nội dung này, thực tiễn đã đi trước chính sách, chúng ta phải có sự đổi mới.

Việc thực hiện công tác đào tạo còn bị động, thiếu tính chuyên nghiệp, đặc biệt là những lớp đào tạo quốc tế. Tồn tại này do chưa có một cuộc điều tra nghiêm túc về nhu cầu đào tạo thực tế hiện nay của Đài TNVN và THVN. Qua hơn 10 năm hội nhập, các cán bộ, công chức Đài TNVN và THVN đã năm được và phát huy tốt những kiến thức,kỹ năng của phát thanh và truyền hình hiện đại và quản lý thay đổi, nhưng mảng kiến thức chuyên sâu về từng vấn đề thì lại hẫng hụt như: các vấn đề về kinh tế, văn hoá, thể thao hay tuyên truyền những vấn đề có nội dung nhạy cảm, các tác phẩm có tính tổng kết thực tiễn, đưa ra những dự báo định hướng được dư luận, là những mảng chúng ta có thể phát huy trong thời gian tới.

Việc đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức về lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế còn hình thức. Rốt cuộc là nhiều cán bộ vì thiếu tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn nọ mà không được dự thi nâng ngạch công chức, đặc biệt trong ngạch kỹ sư. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cán bộ, công chức.

82 Bên cạnh đó, tính hình thức còn thể hiện ở chỗ có những cán bộ vì để có đủ tiêu chuẩn như quy định đăng ký theo học, nhưng vì kến thức không thật sự sát với công việc của họ, nên chỉ đăng ký ghi tên còn kiến thức thu nhận được thì không được là bao.

Nhu cầu đào tạo nhân lực là rất lớn. Có thể là đào tạo lại, đào tạo nâng cao, ngoại ngữ, tin học, chính trị, quản lý, tuy nhiên, việc chủ động lên kế hoạch và tìm hướng gửi cán bộ đi đào tạo vẫn còn nhiều bất cập do:

Thứ nhất, do hạn chế về kinh phí đào tạo. Hoặc có thể tạo được nguồn kinh phí nhưng không dám chi vì không giải được bài toán quyết toán. Đa số đều trông chờ vào nguồn ngân sách do Nhà nước cấp. Mấy năm gần đây đã có sự quan tâm của Nhà nước và lãnh đạo Đài TNVN và THVN về công tác này, đã có một số lượng kinh phí được giành cho đào tạo, bồi dưỡng. Ở Đài THVN là khoảng 2 tỷ đồng/năm, ở Đài TNVN bình quân là 1 tỷ đồng/năm.

Thứ hai, khi có chỉ tiêu đào tạo trên đại học hay những khoá ngắn hạn ở nước ngoài thì cán bộ, công chức lại vướng vào khả năng ngoại ngữ bị hạn chế.

Việc tự đào tạo hay đào tạo qua việc làm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hiện nay, yêu cầu phát triển đòi hỏi mỗi người “giỏi một nghề, biết nhiều nghề”. Ngoài chuyên môn hẹp đã được đào tạo tại các trường học, người lao động nếu không tự học thêm, mở rộng kiến thức và thích nghi với công việc sẽ khó thành công. Tuy nhiên, việc đào tạo tại nơi làm việc cũng rất cần những người thầy hướng dẫn. Nhưng, các cán bộ cao cấp không bị buộc phải có trách nhiệm kèm cặp hướng dẫn cán bộ trẻ, có trình độ, ít kinh nghiệm hơn.

Tự đào tạo còn đòi hỏi người lãnh đạo phải biết giao đúng việc cho người lao động. Ngay cả đến đào tạo cán bộ đầu đàn mà chỉ qua trường lớp cũng chỉ đào tạo ra một nhà lý thuyết suông, chưa kể nhiều người học ở trường giỏi nhưng khi vào thực tế lại rất lúng túng và không có khả năng phát triển.

Đầu tƣ (cả kinh phí và chất xám) cho các trƣờng nghiệp vụ còn ít và chưa trọng tâm kéo theo hậu quả như đã phân tích ở trên.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 89)