Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 118 - 119)

- Công đoạn 3: Truyền dẫn và phát sóng Sản phẩm phát thanh và truyền hình được khuyếch đại và truyền trong không trung đến các Đài Phát sóng, vệ

3.3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng

Từ phân tích thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, tác giả xin đư a ra một số kiến nghị để nâng cao chất lượng việc tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình:

- Phải xây dựng hệ thống quan điểm, yêu cầu về phẩm chất, trình độ, tri thức của người làm phát thanh - truyền hình riêng. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ cho từng đối tượng nhân lực trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình mà lại dựa vào những quan điểm chung chung của Chính phủ, mặc dù như đã phân tích ngành phát thanh, truyền hình là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù. Từ những tiêu chuẩn cụ thể của một chuyên viên, một phóng viên, một phát thanh viên hay một dẫn chương trình chúng ta mới có thể tuyển được người như mong muốn. Hiện nay, trong toàn ngành vẫn chỉ làm theo kinh nghiệm, không thống nhất các tiêu chuẩn.

- Để tuyển những chuyên gia đầu ngành, hay những ngành mà ở Việt Nam chưa có đào tạo, hoặc không thường xuyên cần có sự hợp tác chặt chẽ với các cơ sở đào tạo trong nước bằng cách thông báo nhu cầu về chất lượng chuyên gia và có thể cấp học bổng cho những sinh viên này, tất nhiên có cam kết sẽ phục vụ cho ngành phát thanh, truyền hình sau khi ra trường.

- Chỉ nên áp dụng hình thức thi tuyển theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ ở một vài chức danh như: Chuyên viên, cán sự, kế toán, nhân viên. Các chức danh có tính đặc thù như: Phóng viên, Biên tập viên, Dẫn chương trình, Phát thanh viên, kỹ sư sản xuất chương trình,…cần có những điều chỉnh hợp lý để vừa không phạm luật, vừa tuyển được đúng người.

110 - Khắc phục tình trạng tuyển dụng con em trong cơ quan không đủ năng lực về chuyên môn vào làm việc. Khi tuyển dụng cần công khai, rộng dãi, dân chủ, bình đẳng, kiên quyết không nhận những người không đủ tiêu chuẩn dù là con em trong cơ quan.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)