Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 121 - 129)

- Công đoạn 3: Truyền dẫn và phát sóng Sản phẩm phát thanh và truyền hình được khuyếch đại và truyền trong không trung đến các Đài Phát sóng, vệ

3.3.4.1. Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực

Phát thanh, Truyền hình đang ở trong giai đoạn quá độ chuyển từ công nghệ truyền thống sang công nghệ hiện đại. Cùng với việc đổi mới công nghệ, vấn đề đào tạo con người phải đi trước một bước.

Do kiến thức sẽ dần mai một ngay cả ở những người được đào tạo cơ bản nhất, hơn nữa khoa học kỹ thuât lại không ngừng phát triển, điều đó đòi hỏi

113 công tác đào tạo, nâng cao trình độ phải được tiến hành thường xuyên cho mọi đối tượng với các nội dung phù hợp. Khái niệm đang ngày càng trở nên thông dụng là “học cả đời”. Việc học, học nữa, học mãi đã và đang trở thành một yêu cầu không thể thiếu cho các cán bộ ngày nay. Vì vậy việc đào tạo thường xuyên cần phải được đặt ra trong chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đào tạo, bồi dưỡng là nội dung quan trọng nhất trong chính sách phát triển nguồn nhân lực, qua phân tích thực trạng công tác này ở Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tác giả đề nghị một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, Quán triệt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.

Là cơ quan ngôn luận của Đảng, mọi hoạt động của Đài đều hướng tới mục tiêu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị là tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước, vấn đề quán triệt nghiêm túc quan điểm, đường, lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong mọi hoạt động luôn được đặt là yêu cầu bắt buộc và tối cao đối với tất cả đội ngũ nhân lực của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam. Trong guồng máy đó, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức của hai Đài cũng luôn phải bám sát quan điểm, đường lối và phương hướng chỉ đạo của Đảng về lĩnh vực này. Một số quan điểm, phương hướng chủ yếu cần quán triệt hiện nay là:

- Đảm bảo tính đồng bộ, tính hệ thống, tính toàn diện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tính đồng bộ là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Người học cần được trang bị kiến thức đồng bộ, cả kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở và chuyên ngành một cách có hệ thống, cả lý luận cơ bản và khoa học ứng dụng, cả lý luận chính trị, kiến thức kinh tế, kiến thức quản lý nhà nước và các môn khoa học có liên quan đến nghiệp vụ công tác lãnh đạo, quản lý, cả đức và tài. Đồng thời, hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần phải đảm bảo cả tính toàn diện, có nghĩa là để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các mặt, các khâu từ việc lựa chọn, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng đến việc quy hoạch, bố trí, sử dụng, chính sách đãi ngộ... tạo nên sự

114 chuyển biến đồng bộ, nhịp nhàng trong công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng nói riêng.

- Đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực. Trong quá trình trang bị kiến thức phải coi đào tạo nghề là quan trọng. Dạy cái người cần học, cái thực tiễn cần. Đào tạo phải gắn với sử dụng. Không có nhu cầu sử dụng thì kiên quyết không đào tạo. Và đã được đào tạo, bồi dưỡng thì phải được giao nhiệm vụ gắn với trách nhiệm, gắn với chức trách.

- Huy động mọi tiền năng, mọi nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các đơn vị không thụ động, ỷ lại vào các cơ sở đào tạo mà các cấp chính quyền cần khai thác hết mọi tiềm năng, mọi nguồn lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, bao gồm cả kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện có, trong nước cũng như ngoài nước. Cần tranh thủ mọi điều kiện, thời cơ, mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo và bồi dưỡng công chức, tuy nhiên phải quán triệt phương châm lấy nội lực làm chính.

Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải bám sát chiến lược phát triển và đặc thù của ngành.

Với đặc thù phát thanh, truyền hình là một ngành kỹ thuật chuyên sâu bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên ngành như phóng viên biên tập, sản xuất chương trình, truyền dẫn và phát sóng. Đây là những lĩnh vực rất đặc thù, với những yêu cầu rất khắt khe mà chỉ có rất ít cơ sở đào tạo trong nước có thể đào tạo chuyên sâu. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng do chính Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện có vị trí rất quan trọng, nó quyết định trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đài. Trong giai đoạn hiện nay là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ sang công nghệ hiện đại, xu hướng chuyển đổi phát thanh theo hướng hiện đại trên nguyên tắc đi tắt, đón đầu, muốn làm được điều đó đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng phải đi trước một bước, luôn nắm vững và bám sát chiến lược và định hướng phát triển của ngành để hướng hoạt động đào taọ, bồi dưỡng theo kịp và đáp ứng được nhu cầu phát triển.

115 Cũng vì đây là một lĩnh vực kỹ thuật đặc thù chuyên ngành hẹp nên chắc chắn sẽ không ai hiểu rõ về yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng của phát thanh - truyền hình hơn chính những người ở trong ngành. Do vậy mà công tác đào tạo, bồi dưỡng phải luôn bám sát những đặc thù đó trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo tính thích hợp, thiết thực và hiệu quả cao.

Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đi liền với quy hoạch cán bộ cũng như yêu cầu bổ nhiệm, đề bạt, tuyển dụng, sử dụng công chức.

Trong tiến trình cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, đội ngũ cán bộ công chức đang từng bước được chuẩn hoá một cách đồng bộ từ khâu tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt, ứng với mỗi một khâu sẽ có những điều kiện bắt buộc đặt ra. Chẳng hạn như để chuyển ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính đòi hỏi phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, đạt trình độ lý luận chính trị sơ cấp, có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng A và có chứng chỉ tin học cơ bản; hoặc để được bổ nhiệm cấp Ban (tương đương cấp Vụ) thì ngoài yêu cầu về tuổi tác, ứng cử viên còn phải hội đủ những yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ lý luận chính trị cao cấp, có trình độ quản lý nhà nước... Để làm được điều đó đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng phải luôn bám sát quy hoạch cán bộ.

Thứ tư, nhanh chóng đào tạo những chuyên gia từng lĩnh vực

Bất cứ Đài phát thanh, Truyền hỡnh nào đều có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài. Bên cạnh việc xây dựng một đội ngũ cán bộ lónh đạo năng lực, đội ngũ nhân viên năng động, việc đào tạo chuyên gia cho từng lĩnh vực mũi nhọn cần được xem xét và triển khai phự hợp. Phỏt thanh, Truyền hỡnh là một cơ quan báo chí điện tử đặc thù so với các phương tiện thông tin đại chúng khác. Việc phát triển một đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên ngành như sản xuất chương trỡnh, truyền dẫn phỏt súng, cụng nghệ thụng tin trong phỏt thanh sẽ cho phộp chỳng ta xử lý tất cả cỏc tỡnh huống phức tạp nảy sinh liờn quan đến các lĩnh vực chuyên ngành đó. Hơn nữa các chuyên gia sẽ giúp Đài đi trước đón đầu trong việc đầu tư trang thiết bị công nghệ mới để

116 ngành Phát thanh, Truyền hỡnh khụng bị tụt hậu so với cỏc đài khu vực và trên thế giới. Hơn nữa các chuyên gia đầu ngành sẽ là những người giúp nâng vị thế của Đài tại các Hội nghị, hội thảo chuyên đề tổ chức hàng năm trên thế giới. Ngoài ra ngành Phát thanh, Truyền hỡnh cần cỏc chuyờn gia hàng đầu về phân tích vấn đề, bỡnh luận cỏc vấn đề thời sự nóng hổi trong và ngoài nước; các chuyên gia phát thanh, truyền hỡnh vững vàng cả về lý luận và thực tiễn, cỏc chuyờn gia về phỏt thanh, truyền hỡnh đối ngoại, phát thanh, truyền hỡnh dõn tộc, chuyờn gia về õm thanh, hỡnh ảnh, õm nhạc trờn súng phỏt thanh, truyền hỡnh...

Đề xuất: Việc đào tạo các chuyên gia đầu ngành phải gắn liền với xu thế và chiến lược phát triển của phát thanh, truyền hỡnh Việt Nam và phự hợp với khả năng ứng dụng và tài chính của ngành. Trên cơ sở chiến lược phát triển phát thanh, truyền hỡnh đến 2010 và sau 2010, chúng ta cần cử các cán bộ của ta học chuyên sâu trong và ngoài nước ở các lĩnh vực sau:

Phỏt thanh số, truyền hỡnh: Sản xuất chương trỡnh, truyền dẫn, phỏt súng Phần mềm biờn tập õm thanh, truyền hỡnh hiện đại.

Cụng nghệ thụng tin phục vụ phỏt thanh, truyền hỡnh. Lưu trữ âm thanh.

Hệ thống mạng thụng tin nội bộ. Bảo mật mạng thụng tin nội bộ.

Quảng cỏo và quảng bỏ phỏt thanh, truyền hỡnh. Phỏt thanh, truyền hỡnh đối ngoại.

Truyền thụng bằng tiếng dõn tộc.

Sân chơi âm nhạc trên sóng phát thanh, truyền hỡnh.

Cỏc phúng viờn, biờn tập viờn, bỡnh luận viờn, cỏc nhà phõn tớch chuyờn sõu về cỏc lĩnh vực kinh tế, chớnh trị, văn hoá, xó hội,..

Các đơn vị có thể phối hợp thực hiện đào tạo nâng cao: Hội Tin học điện tử; Đại học Quốc gia; Đại học Bách Khoa; Học viện kỹ thuật quân sựi; AIBD; ABU; Hội Đồng Anh; Các tổ chức quốc tế và khu vực khác mà Việt Nam là thành viên; Các Đài PTTH quốc tế lớn; các Học viện, Đại học nổi tiếng Việt

117 Nam có quan hệ của các nước như Ấn Độ, Anh, Australia, Canada, Đức , Hàn Quốc, Hà Lan, Malaysia, Pháp, Philippin, Trung Quốc...

Thứ năm, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

- Tăng cường ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng: Trong mọi khâu của quá trình quản lý, để đảm bảo cho mọi hoạt động đi đúng hướng và trong khuôn khổ thì vấn đề kỷ luật luôn phải được đề cao. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của Đài Tiếng nói Việt Nam và Truyền hình Việt Nam thời gian qua, vấn đề kỷ luật còn chưa thật nghiêm khắc. Đã có tình trạng một số khoá bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học khi tổ chức thì số lượng học viên rất đông, nhưng trong quá trình học số lượng học viên cứ giảm dần và đến khi kết thúc thì số học viên bám trụ được chỉ đếm được trên đầu ngón tay nhưng Đài vẫn chưa có hình thức xử lý thích đáng. Nguyên nhân chủ yếu là do một số do trình độ không đáp ứng được nên phải bỏ, một phần là vì kinh phí đào tạo do Đài trả nên thức trách nhiệm của người được cử đi học chưa cao, một phần do sợ không hoàn thành tin, bài bị giảm thu nhập, một phần là sau khi học xong Đài chưa có chế độ đãi ngộ thoả đáng.

Trong thời gian tới cần phải tăng cường kỷ luật ở khâu này, những cán bộ được cử đi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả xuất sắc sẽ có hình thức khen thưởng, những người theo học không đầy đủ hoặc bỏ dở mà không có lý do chính đáng cần có biện pháp xử lý từ khiển trách, cảnh cáo đến buộc bồi hoàn chi phí đào tạo, có như vậy mới đề cao được ý thức trách nhiệm của học viên, khuyến khích nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Khuyến khích hình thức đào tạo tại chỗ: Đó là hình thức những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ kèm cặp, huấn luyện những đồng nghiệp mới vào nghề hoặc trình độ còn thấp, hoặc nhằm mục đích đa kỹ năng hoá cho người lao động trong một đơn vị công tác, đưa trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt mức tương đối đồng đều, nâng cao khả năng thay thế lẫn nhau trong công việc.

118 Hình thức này được sử dụng khá phổ biến trong trường hợp tuyển dụng mới cán bộ. Đài Tiếng nói Việt Nam và Truyền hình Việt Nam hàng năm tuyển dụng một số lượng khá lớn lao động mới, trong đó có một đặc điểm chung là những lao động mới được tuyển dụng chủ yếu mới nắm vững về mặt lý thuyết, còn kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế là rất thiếu. Theo quy định hiện nay, lao động mới tuyển dụng ở Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Việt Nam phải trải qua giai đoạn tập sự 1 năm, sau đó nếu đáp ứng được yêu cầu thì mới được bổ nhiệm chính thức vào ngạch, bậc công chức. Trong thời gian tập sự này, mỗi lao động tập sự thường đều được phân công 1 cán bộ trực tiếp hướng dẫn, huấn luyện cho thành thạo công việc chuyên môn được giao. Công việc hướng dẫn lao động thực tập này nằm ngoài nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, đôi khi tốn khá nhiều thời gian và công sức nhưng hiện nay ở Đài Tiếng nói Việt Nam và Truyền hình Việt Nam vẫn chưa có một chế độ đãi ngộ thoả đáng, vì vậy nó chưa thực sự gắn với trách nhiệm của người hướng dẫn, mặc dù Nhà nước có quy định về việc này.

Theo quy định hiện nay về chế độ phụ cấp (Thông tư 04/1999/TT-TCCP ngày 20/3/1999 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 95/1998/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức) thì đối với những cơ quan có tổ chức việc hướng dẫn lao động tập sự thì được phép áp dụng mức phụ cấp trách nhiệm 0,3 đối với cán bộ được giao nhiệm vụ hướng dẫn lao động tập sự. Trong nhiều năm qua Đài Tiếng nói Việt Nam và Truyền hình Việt Nam đã và đang áp dụng hình thức hướng dẫn, huấn luyện lao động tập sự, tuy nhiên chưa áp dụng chế độ phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ hướng dẫn. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn này, đồng thời để đề cao ý thức trách nhiệm gắn liền với lợi ích vật chất của người lao động, Đài nên áp dụng chế độ phụ cấp này cho những người được giao nhiệm vụ hướng dẫn, huấn luyện lao động tập sự.

- Khuyến khích cán bộ, công chức chủ động phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Hiện nay có một bộ phận cán bộ, công chức do yêu cầu của công việc hoặc do nhu cầu phát triển cá nhân đã tự nguyện tham gia

119 các khoá đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn như học cao học, học văn bằng hai. Hầu hết những cán bộ này đều phải tự túc về kinh phí và phải tự thu xếp thời gian vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, vừa theo học các lớp đào tạo nói trên, đến khi tốt nghiệp được cấp bằng hoặc chứng chỉ về nộp cho cơ quan nhưng chưa được chế độ đãi ngộ thoả đáng. Chính vì vậy không ít cán bộ sau khi được vào biên chế của cơ quan không tích cực phấn đấu học hỏi nâng cao trình độ, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, bằng lòng với trình độ hiện tại, điều đó đã ít nhiều gây trở ngại cho phong trào thi đua, tiến trình phát triển ngành phát thanh theo hướng hiện đại và yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức.

Để khắc phục tình trạng này, Đài cần có một số chính sách cụ thể như sau: + Về hỗ trợ kinh phí đào tạo: Thông tư 105/2001/TT-BTC ngày 15/12/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 121 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)