Chính sách sử dụng, bố trí nhân lực còn nhiều hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 86)

- Công đoạn 3: Truyền dẫn và phát sóng Sản phẩm phát thanh và truyền hình được khuyếch đại và truyền trong không trung đến các Đài Phát sóng, vệ

2.2.4.4. Chính sách sử dụng, bố trí nhân lực còn nhiều hạn chế

Về lý thuyết và theo quy định phải bố trí người đúng việc, đúng năng lực, nhưng trên thực tế các cấp lãnh đạo gặp rất nhiều khó khăn trong việc bố trí nhân lực. Có những trường hợp không hoàn thành được nhiệm vụ được giao hoặc thực hiện với chất lượng kém nhưng lãnh đạo chưa có phương án bố trí lại, điều này do có nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, do lịch sử tuyển dụng và bố trí trước đây để lại, có một số thuộc diện chính sách, có cống hiến cho sự nghiệp cách mạng và sau đó được tuyển dụng vào các cơ quan và được gửi đi đào tạo nhưng không phát huy được. Vì thuộc diện chính sách nên khó có thể thay đổi công việc của họ. Số này không nhiều và đều thuộc diện biên chế. Cơ quan sử dụng không có quyền thuyên chuyển hay cho thôi việc. Làm trái đi sẽ vi phạm luật công đoàn và các quyền lợi của người lao động.

Thứ hai, đối với một số khác bố trí chưa hợp lý nhưng lãnh đạo không muốn “động chạm” bố trí lại bởi vì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến lá phiếu thăm dò khi đề bạt hoặc phải đương đầu với những mâu thuẫn trong nội bộ. Đa phần lãnh đạo muốn có sự bình yên trong cơ quan. Điều này cũng có thể khẳng định đối với số cán bộ sắp hết nhiệm kỳ lãnh đạo bởi giới hạn tuổi. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp cán bộ lãnh đạo thực sự trăn trở những lực bất tòng tâm vì chưa có sự nhất quán trong hành động hoặc có sự can thiệp của cấp trên.

Một số người có năng lực không được bố trí đúng việc hoặc được giao nhiệm vụ không đúng tầm, họ thường phải đi nơi khác hoặc tìm các nguồn việc khác. Trong khi các cơ quan vẫn phải cần giữ biên chế, cần quỹ lương, cần địa điểm và các trang thiết bị làm việc, việc không sử dụng hợp lý năng lực của cán

79 bộ cho công việc của cơ quan sẽ không tạo ra động lực cuốn hút lao động giỏi và phần nào đó cũng làm cho cơ quan hoạt động kém hiệu quả, mặc dù đối với người lao động đang còn thấp, nhưng các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động của một cơ quan như nhà, xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, văn phòng phẩm là không nhỏ.

Việc không bố trí hoặc giao nhiệm vụ không thích hợp do nhiều nguyên nhân:

- Do bản thân cơ quan đang còn lúng túng trong cung cách hoạt động, chưa tìm ra cho mình hướng hoạt động thích hợp và hiệu qủa. Chính trong cơ quan cũng chưa có việc để thu hút lao động.

- Do điều kiện làm việc hoặc thu nhập của cơ quan chưa cao và người có năng lực chủ động muốn vươn ra ngoài để có cơ hội tăng thu nhập và điều kiện làm việc tốt hơn.

- Do cách sử dụng người của lãnh đạo, hoặc là chưa đánh giá được năng lực của người lao động khoa học hoặc là biết mà không sử dụng vì nhiều lý do: không hợp êkíp, vì nể nang các đối tượng khác,...

Việc giao nhiệm vụ chƣa theo một quy trình khoa học và khách quan:

Việc giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức chưa có căn cứ xác đáng, dẫn đến có nhiều vị trí chưa sáng tạo, thiếu chủ động và ít khả năng đưa ra những đề xuất mới. Một số khác được giao nhiệm vụ theo kiểu cây đa, cây đề mà không theo thực lực hoặc theo thế mạnh chuyên môn hiện đang tiến hành.

Hiện tượng bình quân chủ nghĩa trong giao nhiệm vụ tại một số đơn vị, có những nhiệm vụ rất cần sự tích luỹ, kinh nghiệm nhưng lại có quy định lần này, năm nay người này, thì lần khác, năm sau phải giao cho người khác. Như vậy việc giao nhiệm vụ không lấy tiêu chuẩn năng lực thực hiện của nhân lực mà dựa vào yếu tố xã hội còn đóng vai trò đáng kể. Điều này dẫn đến chất lượng công việc không cao.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)