- Công đoạn 3: Truyền dẫn và phát sóng Sản phẩm phát thanh và truyền hình được khuyếch đại và truyền trong không trung đến các Đài Phát sóng, vệ
2.2.3.5. Về cơ chế, chính sách sử dụng nguồn nhân lực
72 Hoạt động của Đài THVN, Đài TNVN mang tính chất một cơ quan tư tưởng-văn hoá, đồng thời là ngành kinh tế kỹ thuật. Đài vận động như với đơn vị sản xuất dây chuyền. Sản phẩm làm ra là các chương trình bao hàm cả giá trị nhiều loại hình lao động (Chính trị - văn hoá, nghệ thuật, kỹ thuật, quản lý, lao động phổ thông...) chi phí vật chất (hao mòn máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện khác... trong đó chi phí hành chính chỉ một phần, không phải là phần chủ yếu). Trong các điều kiện khác nhau, cách thức tổ chức quản lý khác nhau có thể có năng suất lao động, hiệu quả sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, phương thức quản lý hiện nay chủ yếu vẫn áp dụng như đối với đơn vị hành chính đơn thuần. Với cơ chế quản lý như hiện nay Đài THVN và Đài TNVN phải trải qua những khó khăn chủ yếu sau đây.
Để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm giá thành, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm, cần có chế độ khuyến khích vật chất với người lao động. Như cách trả công, trả lương cần căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động. Với cơ chế hiện nay, Đài THVN, TNVN khó có thể làm được điều này. Nếu đúng quy định, Đài chỉ trả lương, trả công theo chế độ thông thường như đối với lao động của các cơ quan hành chính. Thực tế Đài đã phải áp dụng cách trả công trả lương theo cơ chế đơn vị sản xuất, nhưng như vậy lại vượt ra ngoài khuôn khổ quy định. Từ đây nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp, thậm chí là yếu tố tạo ra bất ổn định trong Đài.
Cơ chế quản lý như đối với cơ quan hành chính không tạo ra động lực khuyến khích lao động để hạ giá thành sản phẩm thông qua hợp lý hoá các khâu, tiết kiệm chi phí vật chất. Dĩ nhiên động lực tinh thần rất quan trọng, nhưng ở một đơn vị sản xuất như Đài THVN, TNVN khuyến khích vật chất là không thể thiếu.
Đặc điểm của phát thanh, truyền hình là có thể qua dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ khác mà tạo ra nguồn thu. Nguồn thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là chất lượng chương trình phát thanh, truyền hình. Đến lượt mình chất lượng chương trình cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chất lượng và số lượng của người làm chương
73 trình. Như vậy có liên hệ rất hữu cơ giữa hiệu quả của tập thể người làm phát thanh, truyền hình với mức thu của hai Đài. Có đầu tư khuyến khích vật chất đối với người làm phát thanh, truyền hình mới tăng được mức thu. Cơ chế quản lý như đối với đơn vị hành chính không loại bỏ hoàn toàn, nhưng rất gò bó trong việc thực hiện các biện pháp gắn thu nhập của người làm truyền hình với hiệu quả hoạt động kinh doanh, dịch vụ mà Đài TNVN, THVN đang thực hiện. Như vậy khách quan mà nói, thiếu đòn bẩy vật chất để nâng cao chất lượng chương trình làm tăng nguồn thu quảng cáo.
Doanh thu quảng cáo trên phát thanh, truyền hình thực chất phản ánh khía cạnh xã hội hoá về kinh phí trong một đơn vị sự nghiệp có thu. Cần gắn mức lương của người lao động với mức thu thì mới tạo ra đòn bẩy khuyến khích vật chất.
Trong khuôn khổ cơ chế quản lý như đối với đơn vị hành chính. Đài TNVN và THVN rất bị động và lúng túng trong kế hoạch tài chính. Hiện nay nguồn cấp phát từ ngân sách cho hoạt động của Đài không đủ so với nhiệm vụ, phải liên tục đề nghị, giải trình xin được cấp thêm. Trong khi đó nguồn thu của Đài THVN, có thể đủ để chi thường xuyên cho Đài lại được quản lý theo quy định khác, còn Đài TNVN nguồn thu mới chỉ đủ 5% kinh phí hoạt động. Giữa thu và chi không gắn với nhau, tạo ra sự căng thẳng không cần thiết trong bố trí sử dụng nguồn kinh phí. Hạn chế các hoạt động nhằm tự tìm kiếm, tăng thêm nguồn kinh phí... Mất nhiều thời gian xin phép áp dụng các phương thức, biện pháp giải quyết kinh phí. Đài THVN thiếu chủ động trong việc thích ứng với cơ chế thị trường trong cung ứng dịch vụ, mua bán bản quyền chương trình, bán thời gian quảng cáo... Thực tế cơ cấu chương trình, cơ cấu loại hình, thể loại chương trình truyền hình phát triển và biến đổi liên tục. Kèm theo đó phải thay đổi mức chi phí, trả công , trả nhuận bút... Nếu cứ phải xin phép mỗi khi điều chỉnh thì không có cơ chế giải quyết nào, dù nhanh đến đâu, theo kịp nhu cầu công việc.
Với phương thức tổ chức và quản lý nguồn nhân lực như hiện nay sẽ không giải quyết được nhiệm vụ tập trung trí lực của rộng rãi các thành phần
74 sáng tạo trong xã hội nhằm làm các chương trình phát sóng có chất lượng cao. Phải chuyển từ cơ chế quản lý nhân lực theo mô hình của đơn vị hành chính là chủ yếu sang mô hình đơn vị sản xuất đặc thù. Nói cách khác, phải có cơ chế sử dụng có kế hoạch, phù hợp với đặc điểm riêng biệt về chính trị cũng như nghiệp vụ của truyền hình, các nguồn nhân lực từ xã hội.
Những hạn chế trên đây trong phát triển nguồn nhân lực có tác động không tốt đối với quá trình xây dựng lực lượng sản xuất của Đài. Do đó cần được nghiên cứu và có giải pháp thích hợp. Tuy nhiên mọi giải pháp có tính khả thi và hiệu quả chỉ có thể có trên cơ sở phân tích và làm rõ những nguyên nhân.