Nâng cao hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 80)

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1.3. Nâng cao hiệu quả kinh tế

Mặc dù có nhiều triển biến tích cực nhưng hiệu quả kinh tế trong sản xuất làng nghề cần được chú trọng và nâng cao hơn nữa. Hiệu quả kinh tế của làng nghề thấp là do mô hình quản lý kém, công nghệ lạc hậu, phương thức tiếp cận thị trường thụ động... Những hạn chế này cần có thời gian, đầu tư và

giải pháp đồng bộ mới giải quyết được nhưng trước mắt, làng nghề tập trung cho một số hướng chính để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm là rất cấp bách. Điều đó không chỉ đối với các tập đoàn, DN lớn mà ngay cả với làng nghề. Thị trường làm nảy sinh nhiều nhu cầu mới và cũng làm mất đi nhiều nhu cầu cũ. Các ngành nghề, mặt hàng không được đổi mới sẽ lỗi thời và mất đi do không còn phù hợp. Vì thế, làng nghề cần phải thích nghi với biến đổi của thị trường, thị hiếu để có sản phẩm phù hợp.

Đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm là hướng đi đảm bảo sự phát triển và khả năng cạnh tranh của làng nghề. Làng nghề nào đưa ra thị trường sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng được các loại nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, cộng với chất lượng tốt, giá cả hợp lý... sẽ có triển vọng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các cơ sở sản xuất và người lao động.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện đa dạng hóa sản phẩm phải được thực hiện có nghiên cứu, chọn lọc kỹ lưỡng, tránh tùy tiện, sản xuất theo đuôi. Đa dạng hóa sản xuất phải được định hướng chiến lược và lập kế hoạch cẩn thận dựa trên cơ sở phân tích về lợi thế và tình hình thị trường cụ thể. Việc mở ra một ngành nghề, một sản phẩm nào đó cần lựa chọn quy mô, loại hình kinh doanh phù hợp, tận dụng được các ưu thế về nhân lực, nguyên liệu... Đa dạng hóa sản xuất phải khai thác được tiềm năng, truyền thống vốn có của làng nghề.

Ở đây, vai trò tư vấn của các cơ quan nhà nước và hiệp hội ngành nghề là rất quan trọng. Nếu không, đa dạng sản xuất ở làng nghề lại biến thành phong trào tràn lan, gây lãng phí nguồn lực của người dân và xã hội. Việc đa dạng hóa phải được thực hiện sao cho đảm bảo mức độ thành công cao. Nếu đa dạng sản xuất ở làng nghề thất bại sẽ gây ra những xáo trộn về xã hội không nhỏ. Bởi dân cư nông thôn dễ bị tổn thương nhất bởi các cú sốc kinh tế, họ không có nhiều tiềm lực để phục hồi sau những đổ vỡ kinh doanh.

Song song với đa dạng hóa, sản xuất làng nghề phải chuyển dịch sang sản xuất các mặt hàng có giá trị cao, thị trường rộng hơn. Hướng đi này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế chung của đất nước. Nâng cao hiệu quả kinh tế luôn phải được đặt ra hàng đầu và là tiêu chí để đánh giá trình độ sản xuất. Hiện tại, những mặt hàng có thế mạnh phát triển như gốm sứ, gỗ mỹ nghệ, thêu ren, cơ khí... Quy hoạch và phát triển những mặt hàng này là cần thiết bởi khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường quốc tế cao.

Bên cạnh đó, các mặt hàng hiện chưa có khả năng xuất khẩu lớn nhưng tiêu thụ rộng rãi trên thị trường nội địa cũng cần được chú trọng phát triển bởi vai trò cung cấp hàng hóa tiêu dùng, thu hút lao động... Trong bối cảnh hội nhập, không cứ ra được thị thị trường nước ngoài mới coi là hội nhập mà trụ vững trên sân nhà cũng được đánh giá cao. Trong thế giới hội nhập cao, biên giới thị trường gần như bị xóa nhòa thị thì việc giữ vững sân nhà cũng coi là hội nhập thành công.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 80)