Chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 88)

Vốn trong xã hội hiện rất lớn, nếu môi trường đầu tư làng nghề thuận lợi sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn. Vốn của Nhà nước chỉ dành đầu tư cho cơ sở hạ tầng vật chất, xã hội và những vấn đề mà bản thân doanh nghiệp không thể tự giải quyết được. Còn nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh làng nghề phải từ các nguồn khác.

+ Tăng kinh phí hỗ trợ đầu tư của Nhà nước dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông và một số công trình khác), tiếp thị và quảng bá sản phẩm, cung cấp thông tin, nghiên cứu thị trường cho làng nghề. Những khoản hỗ trợ đầu tư này phải gắn với mục tiêu cụ thể.

+ Các ưu đãi về đầu tư cho làng nghề phải thiết thực, rõ ràng, cụ thể và gắn với hiệu quả kinh tế - xã hội. Ưu đãi dựa trên cơ sở công khai minh bạch, có các tiêu chí rõ ràng và dễ dàng áp dụng đối với làng nghề. Ưu đãi đầu tư phối hợp hiệu quả với các chính sách lãi suất, tín dụng, thuế... để định hướng đầu tư;

+ Chú trọng khuyến khích đầu tư trong nước vào làng nghề, đẩy mạnh hỗ trợ đầu tư vào làng nghề những ngành, lĩnh vực có lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro, qua đó khắc phục sự mất cân đối của nền kinh tế, đồng thời đảm bảo ổn định xã hội,

+ Đồng bộ và thể chế hóa chính sách đầu tư xây dựng KCN, CCN làng nghề, đơn giản hóa thủ tục đăng ký đầu tư và phân định rõ cơ chế quản lý KCN, CCN làng nghề sau khi xây dựng xong hạ tầng. Tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề thuê đất dài hơn.

+ Tạo ra môi trường thuận lợi thu hút các dự án quốc tế hỗ trợ phát triển (về vốn, kỹ thuật, thị trường) cho làng nghề. Nguồn vốn này rất lớn nếu biết khai thác. Quan trọng hơn là thông qua các dự án có thể xây dựng mô hình điểm về phát triển làng nghề, có thể áp dụng trên quy mô rộng lớn.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 88)