Nhân lực và quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 48)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

2.1.2. Nhân lực và quản lý

Theo kết quả khảo sát, các DN ở nông thôn hiện tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp, thu hút khoảng 25 - 26% lực lượng lao động cả nước. Nhưng, nhìn chung, các DN ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động bản thân và gia đình là chính, lao động làm thuê chỉ chiếm khoảng 32% trong các hộ sản xuất. Khả năng giải quyết lao động thừa ở nông thôn chưa cao, bình quân 1 DN ở nông thôn sử dụng khoảng 30 lao động. 29

Trong một số lĩnh vực như TCMN, tỷ lệ lao động chân tay gần như chiếm 100%. Đặc điểm chung của lao động làng nghề là tận dụng lao động nhàn rỗi, do đó mức độ chuyên môn hóa chưa cao. Người lao động có thể nay làm nghề này nhưng mai chuyển sang nghề khác. Chuyển dịch lao động làng nghề từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác là rất thường xuyên. Chính đặc điểm này khiến sản xuất làng nghề bị động và gặp khó khăn. Thực tế ở làng nghề cơ khí Tráng Liệt (Hải Dương) cho thấy, sự dao động lớn về lao động. Nhiều DN lúc có hàng trăm lao động nhưng có thời điểm còn vài chục do cạnh tranh nhân lực từ các ngành khác.

Chất lượng lao động, trình độ làm việc của chủ cơ sở làng nghề cũng rất thấp. Gần như 100% chủ cơ sở làng nghề xuất thân từ thợ, nên quá trình học tập, đào tạo không cơ bản, thường chỉ dựa vào kinh nghiệm nên khó khăn trong hoạch định hướng phát triển, các kỹ năng chuyên môn và quản lý yếu kém.

Hiện tại, tỷ lệ lao động làng nghề qua trung học phổ thông là 35%, nghệ nhân 0,06%, trung cấp trở lên 9,8%; trong khi 55% lao động chưa qua đào tạo; 79% lao động không có chuyên môn kỹ thuật. Thực tế đó dẫn tới chất lượng lao động trong làng nghề rất thấp. 40

Do đặc điểm tận dụng tối đa lao động nhàn rỗi nên làng nghề thường khoán sản phẩm nên quản lý lao động lỏng lẻo. Số cơ sở sản xuất làng nghề theo hình thức làm việc tập trung tại nhà xưởng thấp. Chỉ một số ngành hàng ứng dụng nhiều máy móc như cơ khí mới làm việc tập trung. Điều đó đồng

nghĩa với khả năng kiểm soát chất lượng lao động và tiến độ công việc không cao.

Quản trị kinh doanh trong làng nghề rất yếu, thậm chí khảo sát tại một số làng nghề cho thấy, hơn 90% chủ cơ sở sản xuất không biết khái niệm quản trị kinh doanh. Công việc điều hành sản xuất kinh doanh chủ yếu tự phát, sơ sài, chưa áp dụng nhiều mô hình quản lý hiện đại. Đại đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh vận hành theo kiểu việc đến đâu làm tới đó, thiếu cơ sở chiến lược và kế hoạch. Mô hình quản lý yếu cộng với trình độ còn hạn chế của chủ cơ sở khiến chất lượng xử lý công việc thấp.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 48)