Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 83)

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế

Hội nhập quốc tế có nghĩa là phải đối mặt với rất nhiều sản phẩm cùng loại đến từ bất cứ đâu trên thế giới. Sản phẩm làng nghề cũng không phải ngoại lệ, bắt buộc cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp và cả sản phẩm làng nghề của nước khác. Nguy cơ đối với sản phẩm làng nghề không nhỏ hơn so

với sản phẩm công nghiệp, dù một trong những đặc điểm làm nên sức sống của sản phẩm làng nghề là tính độc đáo truyền thống. Bởi suy cho cùng, kinh tế thị trường cũng chỉ là bài toán giữa lợi ích và chi phí.

Hướng lựa chọn đầu tiên trong nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế đối với sản xuất làng nghề là việc hoàn thiện chiến lược sản phẩm. Các cơ sở sản xuất làng nghề cần chọn những sản phẩm có thế mạnh, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và cao hơn. Khai thác có hiệu quả lợi thế của mình và quốc gia, hiện đại hóa khâu thiết kế sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao chiến lược sản phẩm.

Tiếp đến là hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng. Những cách thức tổ chức và quản lý kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa lạc hậu sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của bất cứ sản phẩm nào. Sản phẩm tốt nhưng nếu khâu phân phối không tốt sẽ không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, thậm chí gây ra sự khó chịu. Do đó, làng nghề cũng cần xây dựng hệ thống phân phối phù hợp với điều kiện hoặc liên kết với các hệ thống phân phối hiện đại.

Khâu quan trọng nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh là vấn đề giảm chi phí sản xuất. Giá thành cao đồng nghĩa với sự hạn chế khả năng tiếp cận với đa số người tiêu dùng. Cho dù sản phẩm làng nghề mang yếu tố văn hóa, truyền thống, nếu giá cao, cũng chỉ đến một bộ phận người tiêu dùng thu nhập cao.

Do đó, việc nâng cao nhận thức của vấn đề giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ với người quản lý, chủ cơ sở mà tất cả người lao động. Từ đó khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp...

Ngoài ra, việc nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cũng có tác dụng rất lớn đến giảm chi phí sản xuất. Với hiện trạng công nghệ, thiết bị sản xuất lạc hậu như hiện nay của các làng nghề, định mức tiêu hao nguyên vật liệu lớn rất cao. Do đó, việc tăng đầu tư cho thiết bị, máy móc sản xuất là cấp thiết. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiều thiếu vốn, tài chính chưa đủ để đầu tư đồng bộ thì việc liên kết và hợp tác kinh doanh với nhau là một hướng đi rất có lợi.

Những định hướng nói trên cho phép phát huy lợi thế so sánh về sức lao động dồi dào, giá rẻ, nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước và khai thác những nét văn hóa đặc sắc của các làng nghề truyền thống để phát triển xuất khẩu bền vững.

Ở quy mô quốc gia, Nhà nước cần khẳng định chiến lược phát triển xuất khẩu làng nghề, coi là một trọng tâm của hoạt động xúc tiến xuất khẩu quốc gia. Chính phủ cần triển khai sớm Chương trình quốc gia về xuất khẩu hàng TCMN và sản phẩm làng nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)