Kỹ thuật và công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 49)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

2.1.3.Kỹ thuật và công nghệ

Mặt bằng trình độ kỹ thuật và công nghệ của làng nghề còn rất yếu. Điều đó thể hiện ở chỗ lao động phổ thông ở làng nghề là chủ yếu, tới hơn 90%. Lao động có tay nghề chiếm tỷ trọng sử dụng máy móc trong sản xuất làng nghề rất thấp, nhiều ngành hàng chưa đầy 10%.

Nếu có ứng dụng máy móc thì trình độ cũng rất hạn chế, chưa tạo được sự đột biến. Ví dụ, các ngành TCMN, chế tác vàng bạc... chỉ ở mức đưa thêm một số công cụ lao động hiện đại hơn vào sản xuất để giảm sức người: Chẳng hạn, bào máy thay cho bào tay, dùng đèn gò khí gaz thay cho lò than...

Một số làng nghề đã đạt trình độ kỹ thuật tương đối khá, sản xuất theo dây chuyền ở mức độ nhất định. Ví dụ như sản xuất thép ở Đa Hội và sản xuất giấy ở Phong Khê (BắcNinh), cơ khí đúc ở Ý Yên (Nam Định)... Tại những làng nghề này, sản xuất được xây dựng theo mô hình công nghiệp (ở trình độ nhất định). Làng thép Đa Hội hiện sản xuất được hơn 30 chủng loại sản phẩm như thép xây dựng (từ phi 6 - phi 20), thép xoắn, thép vuông, dây buộc, lưới thép, đinh các loại... Làng giấy Phong Khê có 125 dây chuyền công nghiệp công suất từ 300 - 2.000 tấn/năm sản xuất giấy kráp, giấy duplex, giấy in... Làng đúc Ý Yên sản xuất sản phẩm phục vụ công nghiệp khai mỏ, xi măng

nên cũng được trang bị nhiều thiết bị sản xuất công nghiệp như lò nấu gang, thiết bị chuyên ngành đúc...

Ngay các làng nghề nói trên, dù đã ở trình độ khá cao nhưng nếu so sánh với mặt bằng chung cả nước vẫn còn thấp. Sự yếu kém thể hiện ở quy mô sản xuất nhỏ, thiết bị không đồng bộ, chắp vá, công nghệ lạc hậu hàng chục năm. Đa số công nghệ ở làng nghề là thải loại từ các cơ sở công nghiệp, nếu có máy móc hiện đại cũng chỉ là đơn chiếc.

Điều kiện để ứng dụng công nghệ hiện đại của làng nghề cũng rất hạn chế. Hiện trạng nhà xưởng chật hẹp, trình độ nhân lực yếu đã hạn chế khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại. Phần lớn làng nghề có mật độ dân cư đông đúc, do đó thiếu mặt bằng sản xuất, xưởng sản xuất xen kẽ với khu dân cư.

Lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm, với trên 300 làng nghề nằm rải rác trong cả nước, nhưng thường sản xuất theo quy mô hộ gia đình, phân tán và diễn ra một cách tự phát. Trình độ sản xuất thấp dẫn tới tiêu tốn nhiều nguyên nhiên liệu, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hiện tại, nhu cầu chuyển giao công nghệ cho các làng nghề cần tới 100 tỷ đồng/năm nhưng thực tế cộng các nguồn trung ương và địa phương mới được 56 tỷ đồng nên chuyển biến về công nghệ ở làng nghề còn chậm. Một khảo sát cho thấy có tới 80% làng nghề thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ.

Việc xây dựng KCN, CCN làng nghề giúp khu vực này có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng những công nghệ sản xuất hiện đại hơn, đồng thời hình thành chuyên môn hóa, phân công lao động.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 49)