Hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 56)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

2.1.4 Hình thức tổ chức sản xuất

Với đặc điểm sản xuất đa dạng nên làng nghề là khu vực kinh tế có nhiều loại hình tổ chức sản xuất. Các hình thức tổ chức sản xuất ở làng nghề gồm có

hộ gia đình, tổ sản xuất, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty TNHH, công ty cổ phần (CT CP)..

Hình thức Hộ gia đình

Hộ gia đình hiện chiếm hơn 99% số cơ sở sản xuất trong làng nghề. Hộ gia đình không đòi hỏi yêu cầu cao về phân công lao động. Người chủ gia đình, thường là thợ giỏi, nắm toàn bộ việc điều hành sản xuất, kinh doanh, các thành viên trong gia đình tùy theo khả năng đảm nhận một phần việc. Hình thức hộ gia đình phổ biến trong các lĩnh vực TCMN, chế biến nông sản, thực phẩm...

Bảng 2.1: Số hộ sản xuất ở một số địa phương

Địa phƣơng Số hộ sản xuất

Hà Tây 154.000

Bắc Ninh 18.415

Thái Bình 11.200

Hải Dương 29.026

Hà Nội 6.305

Nguồn: Số liệu Sở công nghiệp các tỉnh có tên trong bảng năm 2005

Hiện tại, mô hình này vẫn phát huy hiệu quả nhờ tận dụng tối đa lao động nhàn rỗi, không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lấy nhà ở làm mặt bằng sản xuất. Trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng, hình thức sản xuất hộ gia đình bộc lộ nhiều hạn chế về định hướng chiến lược, khả năng tiếp cận kỹ thuật, trình độ đánh giá thị trường... Do đó, vai trò hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức hiệp hội là rất quan trọng, khuyến khích các hộ gia đình có điều kiện nâng lên các hình thức sản xuất hiện đại hơn.

Hình thức Tổ sản xuất

Tổ hợp tác là hình thức liên kết tự nguyện ở mức độ nhất định của các hộ sản xuất để thực hiện một số công đoạn trong sản xuất, kinh doanh như mua

nguyên liệu, sản xuất chung, tiêu thụ sản phẩm... Hình thức này giúp xử lý nhanh và hiệu quả hơn những biến động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, bổ sung cho nhau về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý... 2

Tuy nhiên, hộ gia đình vẫn đóng vai trò chính, do đó, mối liên kết vẫn lỏng lẻo. Hiện tại, mô hình này giảm mạnh số lượng bởi khả năng hạn chế trong đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường. Tại nhiều làng nghề, mô hình tổ hợp tác chỉ gói gọn trong phạm vi các hộ sản xuất có quan hệ gia đình, rất ít liên kết với hộ gia đình ngoài. Giải pháp đối với loại hình này là khuyến khích phát triển lên hình thức tổ chức cao hơn như HTX, công ty TNHH và công ty cổ phần.

Hình thức Hợp tác xã

Về khái niệm, hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn lập ra theo quy định pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh. 31

Hình thức HTX cũ, với nhiều ưu đãi của nhà nước trong thời kỳ bao cấp, nay không còn không hiệu quả nên gần như phá sản. Mô hình HTX kiểu cũ không đáp ứng được yêu cầu cao của kinh tế thị trường.

Bảng 2.2: Số HTX ở một số địa phương Địa phƣơng Số HTX Hà Tây 57 Bắc Ninh 214 Thái Bình 50 Hải Dương 46

Sau một thời gian suy thoái, mô hình HTX đã được khôi phục ở nhiều làng nghề với cơ chế hoạt động mới. HTX trong làng nghề có thể tận dụng được ưu thế, có khả năng sử dụng các nguồn vốn vay, vốn góp hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh và nâng cao trình độ công nghệ. HTX còn có khả năng tổ chức đào tạo tay nghề cho người thợ một cách có hệ thống mà mô hình hộ gia đình và tổ hợp tác không làm được. HTX phải đảm bảo trách nhiệm dịch vụ đầu vào, đầu ra, còn khâu sản xuất vẫn giao cho hộ gia đình.

Hình thức Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

DNTN là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của DN. DNTN thực sự phát triển mạnh kể từ năm 1990 khi có luật DNTN. DNTN có nhiều ưu điểm trong nền kinh tế thị trường nhưng quản lý khá đơn giản, phù hợp với trình độ còn hạn chế của người chủ. Tuy nhiên, các ông chủ trong làng nghề muốn thành lập DNTN phải có tiềm lực kinh tế khá, có đầu óc kinh doanh. 30

Bảng 2.3: Số DNTN ở một số địa phương Địa phƣơng Số DNTN Bắc Ninh 202 Hà Tây 110 Hải Dương 22 Thái Bình 67

Nguồn: Số liệu Sở công nghiệp các tỉnh có tên trong bảng, năm 2005

DNTN đã nâng sản xuất kinh doanh làng nghề lên một quy mô lớn hơn, thu hút hàng trăm lao động, tạo ra giá trị sản xuất lên tới hàng chục tỷ đồng, tham gia xuất khẩu hiệu quả. Các làng nghề trong lĩnh vực TCMN, cơ khí, gỗ mỹ nghệ... có nhiều DNTN hoạt động hiệu quả nhất. Ví dụ các DNTN ở làng nghề bánh đậu xanh Hải Dương đóng hàng chục tỷ xuất khẩu hàng năm... Tuy vậy, DNTN có khó khăn về huy động vốn do trách nhiệm tài sản đối với chủ DN là vô hạn.

Hình thức Công ty TNHH

Công ty TNHH là DN có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp, trong đó, các thành viên cùng góp vốn để thực hiện kinh doanh, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ và trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình.30

Đây là hình thức cần được khuyến khích phát triển trong làng nghề. Tuy nhiên hiện tại, số công ty TNHH ở làng nghề chưa phổ biến mặc dù trong thời gian qua, tốc độ thành lập công ty TNHH ở làng nghề có tăng nhanh. Công ty TNHH phát triển mạnh ở những làng nghề có mức độ tập trung hóa cao, thiết lập được các mối quan hệ kinh doanh và có khả năng đổi mới công nghệ cao. Hỗ trợ làng nghề tiến tới thành lập các công ty TNHH phải được coi là định hướng lớn trong phát triển khu vực kinh tế này. Công ty TNHH vừa nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước thực hiện chức năng quản lý. Trong tương lai, mô hình công ty TNHH ở làng nghề sẽ phát triển mạnh hơn nhờ tác dụng thông thoáng của luật doanh nghiệp mới.

Công ty TNHH thực sự là một động lực thúc đẩy một lượng vốn lớn đổ vào sản xuất kinh doanh. Việc phát triển kinh tế làng nghề lên quy mô công ty TNHH thực sự là một bước tiến lớn về mô hình sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận các nguồn vốn trong xã hội, nâng cao năng lực kinh doanh.

Vấn đề khó trong việc thúc đẩy làng nghề tăng cường mô hình công ty TNHH là nhận thức, hiểu biết và trình độ của giới chủ. Mô hình này bắt buộc phải áp dụng hình thức kế toán, quản trị hiện đại. Trên thực tế, đa số người chủ ở làng nghề rất mơ hồ và e ngại thành lập công ty TNHH.

Bảng 2.4: Số công ty TNHH ở một số địa phương

Địa phƣơng Số công ty TNHH

Hà Tây 301

Thái Bình 150

Hải Dương 108

Nguồn: Số liệu Sở công nghiệp các tỉnh có tên trong bảng, năm 2005

Hình thức Công ty cổ phần

Có thể nói rằng, gần như hình thức công ty cổ phần vắng bóng ở các làng nghề. Rất ít địa phương có công ty cổ phần ở làng nghề, chỉ tập trung ở một số địa phương kinh tế phát triển như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương... với số lượng rất nhỏ, khoảng vài công ty cổ phần ở mỗi tỉnh.

Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh rất hiện đại, đòi hỏi yêu cầu cao trong điều hành. Đội ngũ quản lý phải có trình độ mới đáp ứng hoạt động của công ty cổ phần. Bù lại công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rất cao, thu hút được các kỹ năng quản lý tiên tiến. Mô hình này chưa được phát triển ở làng nghề là vì trình độ quản lý của các ông chủ làng nghề hạn chế, lại không muốn chia sẻ quyền quản lý. Tuy nhiên, với nhiều ưu điểm, công ty cổ phần sẽ tạo ra bước đột phá trong sản xuất kinh doanh ở làng nghề.

2.1.5. Sản phẩm

Có thể khẳng định rằng, đa số sản phẩm làng nghề có chất lượng chưa cao, trừ một số mặt hàng mang tính chất đặc trưng truyền thống. Việc áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng (quốc gia, quốc tế) vào sản xuất chưa được coi trọng. Nếu có áp dụng cũng chỉ mang tính hình thức, rất ít cơ sở làng nghề nghiêm chỉnh áp dụng tiêu chuẩn trong sản xuất. Không áp dụng tiêu chuẩn vào sản xuất dẫn tới chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định.

Một số sản phẩm xuất khẩu thế mạnh như TCMN, gỗ mỹ nghệ, vải lụa, gốm sứ, nông sản... nếu kiểm nghiệm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng bộc lộ

nhiều điểm yếu về chất lượng. Đơn cử mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ, nếu kiểm tra theo quy định hàng rào kỹ thuật (hóa chất, vệ sinh..) sẽ không đạt tiêu chuẩn. Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chỉ có 22,3% sản phẩm có chất lượng ngang bằng với các nước trong khu vực.

Khảo sát ở làng nghề cơ khí Tráng Liệt (Hải Dương) cho thấy, 87% số cơ sở không nắm được các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực của mình. Tại làng nghề bánh đậu xanh Hải Dương, chỉ có 03/55 cơ sở sản xuất áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001/2000, 01/55 cơ sở áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam cho bánh đậu xanh, 01/55 áp dụng quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế HACCP. 27

Tại các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, việc áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng vào sản xuất là yếu kém. Kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm hoàn toàn thông qua cảm quan. Thời gian qua, chất lượng nông sản, thực phẩm ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người như việc sử dụng foócmôn và hàn the quá mức cho phép trong chế biến thực phẩm.

Chất lượng còn nhiều hạn chế nên sản phẩm làng nghề chỉ tập trung ở thị trường nông thôn và bộ phận dân cư thu nhập thấp. Một số sản phẩm làng nghề mang tính đặc sản cũng chỉ tiêu thụ cho một lượng khách hàng nhỏ, không phổ biến rộng.

Mẫu mã sản phẩm luôn là điểm yếu đối với sản xuất làng nghề. Trình độ thiết kế mẫu mã sản phẩm của làng nghề hiện ở dưới mức trung bình của cả nước. Việc thay đổi mẫu mã sản phẩm ở làng nghề rất chậm, tính sáng tạo yếu. Tỷ lệ nhái mẫu mã lẫn nhau trong làng nghề và của bên ngoài là rất lớn. Nguyên nhân của tình trạng này là năng lực về mẫu mã yếu và ngân sách chi cho thiết kế mẫu mã nhỏ. Khảo sát ở nhiều làng nghề, tỷ lệ mẫu mã sản phẩm giống nhau chiếm tới hơn 80%. Thực tế, ở nhiều làng nghề, cơ sở này vừa ra sản phẩm thì sau đó đã có cơ sở khác trong cùng làng nghề nhái lại.

Ngay mặt hàng TCMN là một thế mạnh của Việt Nam, phát triển tốt nhất cũng rất khó khăn về mẫu mã. TCMN Việt Nam đầu tư quá ít cho thiết kế. Hệ quả là rất nhiều hàng thủ công Việt Nam không có những công dụng rõ nét và chưa hướng tới thị trường cụ thể.

Bao bì sản phẩm làng nghề không có hoặc rất thô sơ. Bao bì đóng gói sản phẩm làng nghề thiếu chuyên nghiệp, tận dụng các vật liệu rẻ tiền. Nhiều cơ sở gốm sứ sử dụng giấy báo in để gói sản phẩm. Thực phẩm làng nghề được đóng gói chủ yếu bằng túi polyvinyl rẻ tiền, in ấn nhòe nhoẹt, không tạo được ấn tượng. Thậm chí, thông tin sản phẩm còn được viết tay.

Sự đa dạng về chủng loại hàng hóa cũng rất kém. Ngay trong lĩnh vực mỹ nghệ, đa dạng sản phẩm cũng hạn chế. Ngoài ra, tình trạng bắt chước, sản xuất ồ ạt là rất phổ biến trong làng nghề. Mặt hàng nào đang tiêu thụ tốt thì gần như cả làng đổ xô vào sản xuất. Ở nhiều cơ sở sản xuất chỉ chờ cơ sở khác đưa ra mặt hàng mới là lấy về nghiên cứu, thay đổi chút ít rồi sản xuất mà không chịu đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới.

Những đặc điểm chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì yếu đã dẫn tới giá trị sản phẩm làng nghề rất thấp. Giá trị nhiều sản phẩm làng nghề chỉ bằng 20 - 30% sản phẩm cùng loại của công nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49 - 56)