Tình trạn gô nhiễm

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 61)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

2.1.7. Tình trạn gô nhiễm

Vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề hiện rất nghiêm trọng. Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường sau khi tiến hành đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất và môi trường của các làng nghề, đã kết luận: Các làng nghề đều ô nhiễm nặng. Về lâu dài, tình trạng ô nhiễm sẽ tác động tiêu cực tới sự phát triển của làng nghề. Để phát triển bền vững, làng nghề phải nhanh chóng cải thiện vấn đề môi trường.

Chế biến nông sản, thực phẩm thải ra một lượng lớn nước giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Có nơi, chỉ số nhu cầu ôxi sinh hóa (BOD) lên tới 5.500 - 12.500 mg/lít; chỉ số nhu cầu về ôxi hóa học (COD) 13.300 - 20.000 mg/lít. Nước thải của các làng nghề chế biến thực phẩm đều vượt 5 - 32 lần tiêu chuẩn cho phép. Kết quả đo chỉ tiêu nước tại làng nghề Dương Liễu (Hà Tây) cho thấy, lượng BOD vượt 9,16 lần, lượng COD vượt 26,3 lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải các làng nghề sản xuất bún, bánh... đều có chỉ số BOD vượt 12,8 - 140 lần; COD vượt 9,7 - 87 lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải có độ pH thấp, thể hiện chất thải hữu cơ đã bị phân giải yếm khí. Chất thải sản xuất gây ô nhiễm môi trường đất và không khí, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước. 20

Trong quá trình tiêu thụ năng lượng, các làng nghề thải ra một lượng lớn xỉ than và khí CO2. Hiện tại, than là nhiên liệu chủ yếu ở các làng nghề. Làng nghề Dương Liễu (Hà Tây) sử dụng 34.000 tấn than/năm, Phú Đô (Hà Nội) dùng 5.250 tấn than/năm. Theo tính toán, một tấn than cháy tạo ra 0,2 tấn xỉ, như vậy, chỉ riêng 2 làng nghề trên đã thải ra tới 7.850 tấn xỉ/năm, lại không được xử lý đúng quy định, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Tại các làng nghề tái chế nhựa, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm kim loại. Hàm lượng Mn tại làng nghề Trung Văn (Hà Tây) cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1,6 lần, ở làng nghề Minh Khai (Hà Nội) cao gấp 1,2 lần. Hàm lượng sắt trong nước ngầm tại làng nghề Minh Khai cao gấp 4 lần tiêu chuẩn cho phép. Hàng năm, hai làng nghề tái chế nhựa là Trung Văn, Triều Khúc thải ra 1.123

tấn rác thải sản xuất và 254 tấn rác thải sinh hoạt nhưng không được thu gom và xử lý đúng, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. 22

Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, do phần lớn các cơ sở sản xuất phát triển tự phát không theo quy hoạch, ý thức người lao động chưa cao nên phế liệu không được thu gom, xử lý. Khi mưa, lượng chất thải này bị cuốn trôi, ngấm vào nguồn nước gây ô nhiễm đất, làm đất suy thoái, giảm năng suất cây trồng.

Theo thống kê, hiện có hàng triệu người dân làm nghề đang phải đối mặt với bệnh tật hiểm nghèo, thậm chí cả tính mạng. Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng diễn ra ở hầu hết các loại làng nghề, đặc biệt là những làng nghề chạm bạc, chế biến nông sản, thực phẩm, tái chế chất thải...

Kết quả điều tra cho thấy, người sản xuất ở nhiều làng nghề thường bị mệt mỏi, căng thẳng thần kinh và các bệnh về đường hô hấp. Các bệnh phổ biến thường gặp như bệnh phụ khoa (13 - 38%); bệnh tiêu hóa (8 - 30%); viêm da (4,5 - 23%), bệnh hô hấp (6 - 18%); đau mắt (9-15%). Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vệ sinh môi trường không đảm bảo, nguồn nước sạch khan hiếm. Tỷ lệ người mắc bệnh ở làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu (Hà Tây), nghề bún bánh Vũ Hội (Thái Bình) là 70%; làng nghề bún Phú Đô (Hà Nội) 50%; làng nghề bún bánh Yên Ninh, nước mắm Hải Thanh (Thanh Hóa) 15%. Số người cao tuổi tại các làng nghề này rất thấp, không có người trên 90 tuổi. 20

Không những vậy, vấn đề ô nhiễm còn là trở ngại rất lớn cho sự phát triển làng nghề, nhất là đối với những mặt hàng có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, nhiều nước áp đặt tiêu chuẩn sản xuất sạch và là yêu cầu đối với các mặt hàng nhập khẩu. Đặc biệt đối với mặt hàng nông sản, thực phẩm. Thực tế, rất nhiều mặt hàng của Việt Nam đã bị cấm, đình chỉ nhập khẩu vì lý do môi trường sản xuất không đảm bảo.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 61)