KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN THẾ GIỚI 1 Phát triển làng nghề ở một số nƣớc

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 38)

1.4.1. Phát triển làng nghề ở một số nƣớc

Các nước phát triển mặc dù công nghiệp phát triển nhưng kinh tế làng nghề, kinh tế gia đình vẫn phát triển mạnh. Chiến lược phát triển kinh tế nông thôn, làng nghề với tên gọi khác nhau vẫn được chú trọng và đầu tư lớn.

- Ở Nhật Bản, nổi tiếng về sản phẩm công nghệ cao nhưng vẫn duy trì làng nghề, kinh tế hộ gia đình. Nhật Bản coi khu vực kinh tế này là khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất toàn xã hội, đóng vai trò là những DN vệ tinh, cung cấp linh kiện, phụ tùng nhỏ cho các tập đoàn lớn.

Nhật Bản cũng từng thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề rộng khắp cả nước. Chính phủ ban hành các chính sách, chủ trương, lập các viện nghiên cứu, trung tâm tư vấn và hỗ trợ làng nghề. Chiến lược này đã khai thác tối đa nguồn lực nông thôn cho phát triển kinh tế và hiện rất nhiều sản phẩm làng nghề Nhật Bản vẫn có chỗ đứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Điểm đáng lưu ý là làng nghề Nhật Bản có trình độ công nghệ rất cao. Nhiều làng nghề có cả trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), máy móc, thiết bị sản xuất rất hiện đại. Hiện tại, nhiều DN làng nghề Nhật Bản là các nhà sản xuất gia công chi tiết cho các tập đoàn lớn như Toyota, Mitsubishi.... Nhiều sản phẩm công nghệ cao của Nhật Bản có sự đóng góp của làng nghề.

- Đối với Hàn Quốc, làng nghề đã được coi là chiến lược phát triển kinh tế nông thôn với các mặt hàng tương tự Việt Nam. Chiến lược phát triển làng nghề được triển khai rộng khắp. Điểm đáng lưu ý trong chính sách phát triển làng nghề của Hàn Quốc là việc thành lập một loạt công ty thương mại chuyên kinh doanh một số mặt hàng làng nghề, tạo đầu ra ổn định. Các hộ sản

xuất gia đình tạo mối liên kết thành tổ hợp để vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp.

- Đài Loan có chính sách khuyến khích nông dân thoát ly nghề nông nhưng không rời nông thôn mà định hướng, đầu tư cho họ phát triển làng nghề. Các cơ sở làng nghề ở nông thôn được phát triển trong mối liên kết với các công ty lớn ở thành phố. Làng nghề ở Đài Loan sản xuất ra một lượng lớn hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu. Hiện tại, tỷ lệ dân làm thuần nông của Đài Loan chỉ còn 9%, cơ cấu thu nhập của nông dân từ hoạt động ngoài nông nghiệp chiếm hơn 60%.

- Trung Quốc có truyền thống nghề thủ công lâu đời. Để tiến hành CNH nông thôn, Trung Quốc đưa ra chủ trương “Rời ruộng không rời quê, vào nhà máy không vào thành phố”, trong đó, lấy phát triển làng nghề làm trọng tâm. Hiện nay, Trung Quốc có hàng chục triệu lao động chỉ riêng trong lĩnh vực thủ công. Trong thời kỳ cao điểm, làng nghề đóng góp 68% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn và đóng vai trò chủ lực trong một số mặt hàng xuất khẩu.

- Thái Lan có rất nhiều làng nghề, đặc biệt trong lĩnh vực TCMN, trong đó mặt hàng chế tác vàng bạc, đá quý, trang sức đứng hàng thứ hai thế giới về giá trị xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu trang sức của Thái Lan đạt hàng tỉ USD mỗi năm, trong đó làng nghề đóng góp phần đáng kể. Gốm sứ làng nghề Thái Lan đang được quy hoạch thành trung tâm ở Chiềng Mai. Năm 2001, Thái Lan còn đưa ra chương trình “Mỗi làng một sản phẩm độc đáo” với các biện pháp cụ thể để đẩy mạnh phát triển làng nghề và du lịch làng nghề.

- Inđônêxia định hướng phát triển làng nghề với trọng tâm là ngành TCMN thành các kế hoạch dài hạn 5 năm. Mỗi kế hoạch 5 năm lại đề ra các mục tiêu cụ thể. Bên cạnh đó, Chính phủ Inđônêxia có chính sách hỗ trợ về tín dụng, thuế, giới thiệu, trưng bày và tiêu thụ sản phẩm... Inđônêxia còn thành lập cơ quan có chức năng hỗ trợ nghiên cứu và phát triển mẫu mã sản phẩm TCMN. 16

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 38)