Chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 64)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

2.3.1. Chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc

Chính sách vĩ mô của Nhà nước có vai trò quan trọng với mọi khu vực kinh tế. Tuy nhiên, chính sách vĩ mô của Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt với làng nghề bởi trình độ hiện rất thấp. Do đó, làng nghề nếu nhận được hỗ trợ tốt về chính sách Nhà nước mới có thể tăng tốc phát triển để theo kịp các khu vực kinh tế khác, tham gia hội nhập hiệu quả vào thị trường thế giới.

Hiện tại, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế làng nghề như Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/06/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, Nghị định số 66/2006/NĐ-

CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn, Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển làng nghề... Ở địa phương, nhiều văn bản cụ thể hóa chính sách khuyến khích phát triển làng nghề của Nhà nước và tăng thêm hỗ trợ cũng được ban hành như các văn bản về tiêu chí làng nghề, khuyến khích nghệ nhân làng nghề, đào tạo lao động, xây dựng KCN và CCN làng nghề...

Tuy nhiên, việc đưa vào thực hiện những chính sách cho làng nghề chậm, thủ tục rườm rà, hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, khả năng tìm hiểu và nắm bắt chính sách pháp luật của làng nghề còn yếu. Chính sách nhà nước về phát triển làng nghề không thống nhất ở các địa phương, mỗi nơi lại có cách hiểu và cách thực hiện khác nhau trong một số văn bản.

Một số lĩnh vực có ý nghĩa đối với phát triển làng nghề chưa được nhà nước ban hành hoặc quan tâm, ví dụ về cơ quan quản lý nhà nước về làng nghề, hệ thống giáo dục, đào tạo chưa có chuyên ngành và nội dung về làng nghề, thiếu hệ thống viện và trung tâm nghiên cứu về làng nghề...

Trong vấn đề hội nhập, khu vực làng nghề không nắm bắt được hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới hội nhập, các thỏa thuận mở cửa thị trường mà Việt Nam đã cam kết. Điều tra ở một số làng nghề cho kết quả, đa số các ông chủ cơ sở sản xuất làng nghề không biết hoặc “mơ hồ” về mở cửa thị trường. Nhìn chung, khu vực làng nghề chưa hiểu rõ và khai thác được những lợi ích mà chính sách khuyến khích phát triển mang lại, cũng như nhận thức hạn chế nhưng cơ hội và thách thức nảy sinh trong quá trình hội nhập, kết quả của các thỏa thuận thương mại quốc tế, cam kết mở cửa thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 64)