Bài học từ kinh nghiệm phát triển làng nghề nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 41)

Qua chính sách phát triển làng nghề ở một số nước đề cập ở trên, ta thấy một số điểm có thể tham khảo cho chiến lược phát triển làng nghề ở Việt Nam

Một là phát triển làng nghề gắn với CNH - HĐH nông thôn.

Các nước kể trên đều coi phát triển làng nghề là nội dung cốt lõi trong chiến lược CNH - HĐH nông thôn. Thông qua phát triển làng nghề để tạo ra thị trường rộng lớn cho các sản phẩm phi nông nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế nông thôn. Ngoài ra, phát triển làng nghề phải kết hợp với kỹ thuật hiện đại một phần hay toàn bộ để đảm bảo không mất đi các yếu tố truyền thống. Phát triển làng nghề đi đôi với du lịch cũng là định hướng để CNH - HĐH nông thôn.

Hai là phát triển làng nghề không thể thiếu hỗ trợ của nhà nước.

Nhà nước có thể khuyến khích, hỗ trợ làng nghề thông qua công cụ thuế, tài chính, thông tin thị trường, tư vấn định hướng... Các nước đều có các chương trình hỗ trợ nhiều mặt cho làng nghề với số tiền lên đến hàng tỉ USD. Ví dụ như Inđônêxia lập danh sách hơn 20.000 làng kém phát triển nhất rồi cung cấp tín dụng trị giá 2 triệu USD/làng để phát triển ngành nghề. Các hình thức hỗ trợ tín dụng dễ tiếp cận với chi phí thấp được nhiều nước đưa ra để tăng cường nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh cho làng nghề.

Chính sách thuế là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy làng nghề phát triển. Các nước ưu đãi thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu... cho làng nghề như

Cung cấp thông tin thị trường, tư vấn, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển mẫu mã, thương hiệu... cũng được các nước nói trên chú trọng với nhiều hình thức. Khâu này có ý nghĩa đối với việc tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm làng nghề.

Nội dung của chiến lược này là làng nghề làm vệ tinh cho các công ty lớn, nhận gia công chi tiết, linh kiện hoặc đảm nhận một công đoạn sản xuất nào đó... Thiết lập được mối liên kết này còn có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra sự phân công hợp tác lao động hợp lý, tương trợ lẫn nhau. Ở một số lĩnh vực như dệt may, cơ khí, đồ gỗ... các DN công nghiệp có thể đóng vai trò nhà thầu hợp đồng rồi phân bổ từng phần việc về cho các DN làng nghề.

Ngoài ra, các DN công nghiệp còn đóng vai trò hỗ trợ, giúp đỡ DN làng nghề nâng cao năng lực quản lý, công nghệ, tiếp thị, tài chính, nguyên vật liệu, thậm chí là bảo lãnh vay vốn ngân hàng...

Bốn là hỗ trợ làng nghề đào tạo nguồn nhân lực.

Đối với khu vực làng nghề, vấn đề nhân lực rất quan trọng. Có nhân lực tốt, làng nghề mới có thể phát triển bền vững, tiếp thu được các kỹ thuật, công nghệ mới. Đào tạo nhân lực cho làng nghề đặc biệt cần tới vai trò của nhà nước. Nhà nước có thể xây dựng các chương trình đào tạo cho làng nghề, thiết lập các trung tâm học nghề.. để đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho người lao động. Nhật Bản đã thiết lập hàng trăm viện đào tạo nhiều loại chuyên môn cho người lao động. Ấn Độ cũng xây dựng hệ thống dạy nghề trên toàn quốc. Vấn đề khuyến khích nghệ nhân cũng rất được chú trọng.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 41)