Gắn kết thị trƣờng

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 81)

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1.4. Gắn kết thị trƣờng

Khả năng gắn kết tốt với thị trường sẽ đảm bảo sự thành công lớn cho một nền sản xuất hay một DN. Gắn sản xuất với thị trường không chỉ đảm bảo đầu ra tiêu thụ hàng hóa mà là kênh thu thập thông tin chuẩn xác về sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng. Phát triển kinh tế làng nghề cần phải được gắn kết chặt chẽ với thị trường trong nước và quốc tế.

Trong bối cảnh hiện nay, làng nghề sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì đều phải dựa trên yếu tố nhu cầu thị trường, điều chỉnh theo xu hướng tiêu dùng. Sản xuất làng nghề không chỉ đơn giản là làm tốt những gì cha ông để lại mà đòi hỏi phải thay đổi. Tăng khả năng tiếp cận thị trường cho sản xuất làng nghề có tác dụng định hướng, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt không hiệu quả.

Sản xuất làng nghề đa dạng về hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, từ đơn giản (hộ gia đình) đến hiện đại (doanh nghiệp) nên khả năng tiếp cận

thị trường rất khác nhau. Do đó, để nâng cao khả năng gắn kết thị trường của làng nghề phải tạo liên kết chuỗi từ người sản xuất đơn lẻ đến DN. Mối liên kết đó được nâng dần từ quan hệ mua bán nhất thời sang quan hệ theo hợp đồng gắn lợi ích và trách nhiệm. Thậm chí, ở những nơi có điều kiện, mối liên kết này phải nâng lên mức độ cao hơn như góp cổ phần vào HTX hoặc trở thành cổ đông...

Chú trọng phát triển các hình thức cung ứng thương mại, dịch vụ cho sản xuất. Phát triển loại hình kinh doanh này tại làng nghề tạo thuận lợi cho liên kết thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giảm thiểu tình trạng tự phát và nhất là thực tế nông dân thường bị động, chịu thua thiệt trước những biến động thị trường bất lợi .

Hỗ trợ của Nhà nước cho làng nghề không chỉ ở khâu sản xuất mà còn phải quan tâm nhiều đến vấn đề gắn kết sản xuất với thị trường. Các Bộ NN&PTNT, Công thương, Khoa học&Công nghệ cùng với các địa phương cần phân tích thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ từng loại sản phẩm chính, đặc biệt là hàng xuất khẩu, để có chủ trương, biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với ứng dụng công nghệ mới, với phát triển doanh nghiệp và tăng cường quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất.

Đối với mặt hàng làng nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn cần tạo mối liên kết với các công ty xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài, đặc biệt là tập đoàn xuyên quốc gia đang nắm giữ thị phần lớn trên thế giới, để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 81)