Kết quả phân tích thành phần hóa học của các nguyên liệu ở bảng 3.4 cho thấy: Thân cây sắn có hàm lượng protein thô ở mức thấp (8,22% VCK), còn lá sắn tươi có hàm lượng protein thô cao hơn (23,19% VCK), kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu về hàm lượng protein thô trong lá sắn của Dư Thanh Hằng (2008) [15] là 21,1-29,5% VCK và thấp hơn kết quả 24,06-29,80% VCK của Phạm Sỹ Tiệp (1999) [29]. Khi sử dụng thân cây sắn kết hợp với ngọn lá sắn hàm lượng protein trong lá sắn sẽ bổ sung cho tỷ lệ protein thấp của thân cây sắn.
Bảng 3.4: Thành phần dinh dƣỡng của các nguyên liệu trƣớc khi ủ
TT Nguyên liệu VCK (%) Pr. Thô (%VCK) Xơ thô (%VCK) HCN (mg/kg tƣơi) HCN (mg/kg VCK) 1 Thân sắn tươi 17,23 8,22 36,92 159,43 925,27 2 Lá sắn tươi 20,59 23,19 10,62 99,09 481,24 3 Rơm tươi 26,02 7,22 35,47 - - 4 Rơm khô 88,37 4,61 35,22 - - 5 Rỉ mật* 78,00 11,00 - - - 6 Bột sắn* 87,00 14,70 9,90 - -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
So sánh với hàm lượng vật chất khô trong lá sắn của tác giả Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly (2001) [3], thì kết quả của chúng tôi thấp hơn (25,5%), điều này có thể giải thích do chúng tôi chỉ lấy nguyên phần lá không có phần ngọn, cuống lá và có thể do giống sắn khác nhau, vùng đất trồng khác nhau.
Tỷ lệ xơ thô trong thân sắn tươi là 36,92%, thân sắn sau khi thu hoạch củ vào khoảng 10 - 11 tháng sau khi trồng thì phần thân gần gốc đã bị xơ cứng, để gia súc có thể ăn được thì thân sắn cần được băm, hoặc nghiền nhỏ trước khi sử dụng. Tỷ lệ xơ thô trong lá sắn tươi là 10,62%, nằm trong khoảng dao động từ 8,66-14,02% VCK (Phạm Sỹ Tiệp, 1999) [29].
Hàm lượng HCN trong thân sắn là 925,27 mg/kg VCK, trong lá sắn là 481,24 mg/kg VCK. Kết quả phân tích của chúng tôi nằm trong khoảng 610 - 1840 mg/kg VCK của tác giả Dư Thanh Hằng (2008) [15] và từ 800 - 3200 mg/kg VCK của Ravindraw và cs (1987), dẫn theo Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An (2008) [18]. Các loại nguyên liệu là rỉ mật và bột sắn được dùng như là nguồn bổ sung cơ chất cho quá trình lên men của vi sinh vật khi ủ chua.
Đối với nguyên liệu là rơm lúa: Hàm lượng chất xơ trong rơm lúa tươi ở mức 35,47% và trong rơm lúa khô ở mức 35,22%, kết quả này của chúng tôi nằm trong khoảng 33,94 - 43,82% với rơm lúa khô theo công bố của Phạm Kim Cương và cs (2001) [10]. Kết quả phân tích hàm lượng protein thô của rơm lúa tươi là 7,22%, tương đương với công bố của Nguyễn Xuân Trạch và cs (2006) [37] là 7,37%. Hàm lượng protein thô của rơm khô là 4,61%, tương đương với kết quả 5,08% của Paul Pozy và cs (2001) [24] và 5,1% của tác giả Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly (2001) [3].