Tình hình sử dụng phụ phẩm trong chăn nuôi của các hộ chăn nuôi được tiến hành điều tra trên địa bàn 4 huyện: Tân Sơn, Cẩm Khê, Thanh Ba và thị xã Phú Thọ bằng bộ phiếu điều tra, tổng số hộ được điều tra là 200 hộ. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng phụ phẩm của hộ chăn nuôi tại Phú Thọ
TT Loại phụ phẩm Số hộ điều tra Số hộ sử dụng Tỷ lệ (%) Số hộ có chế biến Tỷ lệ (%) 1 Rơm tươi 200 108 54 14 7 2 Rơm khô 200 142 71 24 12
3 Thân cây ngô 200 64 32 16 8
4 Thân cây sắn 200 4 2 2 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng 3.3 cho thấy: Mức độ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi bò và áp dụng các biện pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm tại 4 huyện điều tra có tỷ lệ thấp. Rơm khô và rơm tươi được các hộ sử dụng nhiều nhất, có 71% số hộ sử dụng rơm khô, 54% số hộ sử dụng rơm tươi. Việc áp dụng các phương pháp chế biến còn rất hạn chế, chủ yếu là phơi khô, dự trữ, tỷ lệ các hộ sử dụng rơm qua chế biến chỉ từ 7 - 12% số hộ được điều tra và phương pháp chế biến được sử dụng là ủ urê. Đối với phụ phẩm từ thân cây ngô, tỷ lệ sử dụng là 32%, chỉ có 8% số hộ áp dụng phương pháp ủ chua hoặc ủ urê. Đối với phụ phẩm thân, lá sắn tỷ lệ sử dụng và áp dụng các biện pháp chế biến cũng rất thấp.
3.2. Kết quả nghiên cứu về thành phần dinh dƣỡng của thức ăn ủ chua và ủ urê trong phòng thí nghiệm
3.2.1. Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn trước khi ủ
Kết quả phân tích thành phần hóa học của các nguyên liệu ở bảng 3.4 cho thấy: Thân cây sắn có hàm lượng protein thô ở mức thấp (8,22% VCK), còn lá sắn tươi có hàm lượng protein thô cao hơn (23,19% VCK), kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu về hàm lượng protein thô trong lá sắn của Dư Thanh Hằng (2008) [15] là 21,1-29,5% VCK và thấp hơn kết quả 24,06-29,80% VCK của Phạm Sỹ Tiệp (1999) [29]. Khi sử dụng thân cây sắn kết hợp với ngọn lá sắn hàm lượng protein trong lá sắn sẽ bổ sung cho tỷ lệ protein thấp của thân cây sắn.
Bảng 3.4: Thành phần dinh dƣỡng của các nguyên liệu trƣớc khi ủ
TT Nguyên liệu VCK (%) Pr. Thô (%VCK) Xơ thô (%VCK) HCN (mg/kg tƣơi) HCN (mg/kg VCK) 1 Thân sắn tươi 17,23 8,22 36,92 159,43 925,27 2 Lá sắn tươi 20,59 23,19 10,62 99,09 481,24 3 Rơm tươi 26,02 7,22 35,47 - - 4 Rơm khô 88,37 4,61 35,22 - - 5 Rỉ mật* 78,00 11,00 - - - 6 Bột sắn* 87,00 14,70 9,90 - -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
So sánh với hàm lượng vật chất khô trong lá sắn của tác giả Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly (2001) [3], thì kết quả của chúng tôi thấp hơn (25,5%), điều này có thể giải thích do chúng tôi chỉ lấy nguyên phần lá không có phần ngọn, cuống lá và có thể do giống sắn khác nhau, vùng đất trồng khác nhau.
Tỷ lệ xơ thô trong thân sắn tươi là 36,92%, thân sắn sau khi thu hoạch củ vào khoảng 10 - 11 tháng sau khi trồng thì phần thân gần gốc đã bị xơ cứng, để gia súc có thể ăn được thì thân sắn cần được băm, hoặc nghiền nhỏ trước khi sử dụng. Tỷ lệ xơ thô trong lá sắn tươi là 10,62%, nằm trong khoảng dao động từ 8,66-14,02% VCK (Phạm Sỹ Tiệp, 1999) [29].
Hàm lượng HCN trong thân sắn là 925,27 mg/kg VCK, trong lá sắn là 481,24 mg/kg VCK. Kết quả phân tích của chúng tôi nằm trong khoảng 610 - 1840 mg/kg VCK của tác giả Dư Thanh Hằng (2008) [15] và từ 800 - 3200 mg/kg VCK của Ravindraw và cs (1987), dẫn theo Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An (2008) [18]. Các loại nguyên liệu là rỉ mật và bột sắn được dùng như là nguồn bổ sung cơ chất cho quá trình lên men của vi sinh vật khi ủ chua.
Đối với nguyên liệu là rơm lúa: Hàm lượng chất xơ trong rơm lúa tươi ở mức 35,47% và trong rơm lúa khô ở mức 35,22%, kết quả này của chúng tôi nằm trong khoảng 33,94 - 43,82% với rơm lúa khô theo công bố của Phạm Kim Cương và cs (2001) [10]. Kết quả phân tích hàm lượng protein thô của rơm lúa tươi là 7,22%, tương đương với công bố của Nguyễn Xuân Trạch và cs (2006) [37] là 7,37%. Hàm lượng protein thô của rơm khô là 4,61%, tương đương với kết quả 5,08% của Paul Pozy và cs (2001) [24] và 5,1% của tác giả Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly (2001) [3].
3.2.2. Hàm lượng vật chất khô của thức ủ chua và ủ urê
Tỷ lệ vật chất khô của các công thức ủ chua và ủ urê được thể hiện ở bảng 3.5 như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.5: Tỷ lệ vật chất khô trung bình của thức ăn ủ chua và ủ urê
Công thức ủ
Hàm luợng vật chất khô (%)
15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày Sig.
(P) X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% CT1- Ủ chua c17,12a ± 0,45 4,59 b17,00a ± 0,08 0,88 b16,51a ± 0,59 6,28 b17,05a ± 0,47 4,84 0,769 CT2 - Ủ chua a29,35a ± 0,31 1,83 a27,88a ± 0,35 2,17 a28,00a ± 0,91 5,63 a28,60a ± 0,50 3,05 0,316 CT3 - Ủ chua a28,84a± 0,48 2,92 a28,17a ± 0,55 3,42 a28,36a ± 0,54 3,32 a28,35a ± 0,97 5,97 0,905 CT4 - Ủ chua b22,30a± 0,78 6,07 a21,69a ± 0,91 7,28 a22,04a ± 0,99 7,83 b21,82a ± 0,75 5,95 0,961 CT5 - Ủ chua a28,86a ± 0,26 1,60 a28,47a ± 0,14 0,90 a27,42b ± 0,09 0,58 b27,29b ± 0,28 1,80 0,002 CT6 - Ủ urê 27,02 ± 0,81 5,22 25,95 ± 3,82 25,50 25,79 ± 3,87 25,97 25,16 ± 1,64 11,29 0,973 CT7- Ủ urê 89,37 ± 1,18 2,29 86,16 ± 3,05 6,12 84,29 ± 1,90 3,90 83,66 ± 2,28 4,73 0,325 Sig. (P) 0.000 0.000 0.000 0.000
Ghi chú: a,bNhững số trung bình cùng cột mang chữ số mũ bên trái khác nhau sai
khác có ý nghĩa (P<0,05).
Những số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ bên phải khác nhau sai khác có ý nghĩa (P<0,05).
Kết quả phân tích các mẫu thức ăn ủ chua cho thấy: Hàm lượng vật chất khô trung bình của các công thức ủ khác nhau không có sai khác đáng kể trong thời gian 60 ngày sau khi ủ. Giá trị VCK nằm trong khoảng 17,05-28,35% (T60). Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả của tác giả Bùi Văn Chính và Nguyễn Văn Hải (2001) [4] là 28,64%. Tỷ lệ sử dụng thân sắn, lá sắn trong các công thức ủ có sự khác nhau, tuy nhiên hàm lượng vật chất khô của các công thức qua các thời điểm phân tích có sự sai khác không đáng kể (P>0,05).
Tỷ lệ vật chất khô của rơm lúa tươi ủ 2% urê là 25,16 - 27,02 % và của rơm lúa khô ủ 4% urê là 83,66 - 89,37%. Các công thức xử lý rơm với urê ở các thời điểm ủ khác nhau không làm thay đổi đáng kể tỷ lệ vật chất khô của rơm so với trước khi xử lý (P > 0,05). Mục đích và tác dụng chủ yếu của phương pháp kiềm hóa là nhằm phá vỡ các mối liên kết giữa lignin và polysacarit cấu trúc để cho quá trình tiêu hóa vi sinh vật dễ dàng hơn. Theo Sundstol và Owen (1984), dẫn theo Nguyễn Xuân Trạch và cs (2006) [37], thì sự biến động về các thành phần dinh dưỡng của rơm sau khi ủ không hoàn toàn phản ánh sự biến đổi về chất lượng dinh dưỡng của rơm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.3. Hàm lượng protein thô của thức ăn ủ chua và ủ urê
Hàm lượng protein thô trung bình của các loại thức ăn ủ ở bảng 3.6 cho thấy: Sự chênh lệch về hàm lượng protein thô giữa các công thức ủ chua có sự sai khác nhau qua các thời điểm phân tích (15; 30; 45 và 60 ngày sau ủ) (P<0,05).
Trong các công thức ủ chua có tỷ lệ lá sắn tăng dần ta thấy, tỷ lệ protein thô của các mẫu ủ có xu hướng tăng lên theo tỷ lệ bổ sung 0; 5; 10; 15 và 20%. Ở thời điểm 15 ngày sau ủ tương ứng là 6,17; 7,24; 8,01; 7,81 và 10,97 %VCK và ở thời điểm 60 ngày sau ủ tương ứng là 6,47; 7,27; 8,29; 7,91 và 10,88 % VCK. Như vậy, hàm lượng protein thô trong lá sắn đã làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng trong các công thức ủ chua và góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng. Kết quả chúng tôi cũng phù hợp với kết quả công bố hàm lượng protein trong ngọn lá sắn ủ chua là 6,18% của Bùi Văn Chính và Nguyễn Văn Hải (2001) [4], và thấp hơn kết quả ủ chua lá sắn và bột sắn theo các tỷ lệ khác nhau (5-10%) của Nguyễn Thị Hoa Lý (2008) [21], ở thời gian 30 ngày ủ là 23,03% VCK, ở 60 ngày ủ là 22,55% VCK. Qua kết quả phân tích ta thấy tỷ lệ protein thô có trong các mẫu thức ăn ủ chua có thành phần chính là thân cây sắn đều tương đối thấp, do đó khi sử dụng làm thức ăn cần chú ý cân đối tỷ lệ protein trong khẩu phần.
Bảng 3.6: Hàm lƣợng Protein thô trung bình của thức ăn ủ chua và ủ urê
Công thức ủ
Hàm luợng protein thô (% trong VCK)
15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày Sig.
(P) X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% CT1- Ủ chua b6,17c ± 0.44 7,37 a6,41c ± 7,22 9,49 b6,55c ± 0,23 3,80 b6,47c ± 0,27 4.81 0,956 CT2 - Ủ chua b7,24b ± 0,54 12,54 a7,22b ± 0,51 22,52 b7,21b± 0,37 6,09 b7,27b ± 0,63 7.45 1,000 CT3 - Ủ chua b8,01c ± 0,34 13,04 a8,13c ± 0,44 12,22 b8,16c ± 0,17 9,11 b8,29c ± 0,23 15.17 0,938 CT4 - Ủ chua b7,81c ± 0,27 15,64 b7,84ac± 0,53 18,58 b7,86c ± 0,16 8,12 a7,91c ± 0,25 9.62 0,997 CT5 - Ủ chua a10,97a± 0,99 5,99 b10,69a ± 1,15 11,86 a10,75a ± 0,54 3,65 a10,88a ± 0,60 5.47 0,995 CT6 - Ủ urê 9,16 ± a0,67 12,67 a9,23 ± 0,21 3,96 a9,57 ± 0,37 6,69 a9,91 ± 0,62 10.96 0,718 CT7- Ủ urê b4,73 ± 0,57 20,98 b4,52 ± 0,43 16,49 b4,75 ± 0,38 14,12 b4,99 ± 0,53 18.44 0,923 Sig. (P) 0.000 0.000 0.000 0.000
Ghi chú: a,bNhững số trung bình cùng cột mang chữ số mũ bên trái khác nhau sai
khác có ý nghĩa (P<0,05)
Những số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ bên phải khác nhau sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả phân tích hàm lượng protein của rơm lúa tươi sau các thời gian ủ khác nhau dao động trong khoảng 9,16 - 9,91% VCK và của rơm lúa khô dao động trong khoảng 4,73 - 4,99% VCK. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả công bố hàm lượng protein thô rơm lúa tươi là 9,25% VCK của Nguyễn Xuân Trạch và cs (2006) [37] là 7,37% và thấp hơn kết quả rơm khô ủ urê là 12,77% của Phạm Kim Cương và cs (2001) [10].
3.2.4. Hàm lượng xơ thô của thức ăn ủ chua và ủ urê
Hàm lượng xơ thô của các loại thức ăn ủ được trình bày ở bảng 3.7 như sau:
Bảng 3.7: Hàm lƣợng xơ thô trung bình của thức ăn ủ chua và ủ urê
Công thức ủ
Hàm luợng xơ thô (% trong VCK)
15 ngày 30 ngày ngày 45 60 ngày Sig.
(P) X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% CT1- Ủ chua a34,87a ± 1,96 9,72 a35,74a ± 1,33 6,44 a35,34a ± 0.83 4,08 a35,33a ± 1,05 5,15 0,975 CT2 - Ủ chua c15,22b ± 0.56 6,37 c15,18b ± 0,59 6,74 c15,16b ± 0,44 5,05 c14,97b ± 0,69 7,97 0,990 CT3 - Ủ chua c16,13a ± 0,77 8,29 c16,10a ± 0,62 6,76 c15,99a ± 1,14 12,36 c15,61a ± 0,39 4,32 0,960 CT4 - Ủ chua b23,30a ± 1,71 12,71 b23,15a ± 1,67 12,51 b22,57a ± 1,88 14,45 b21,93a ± 1,89 14,95 0,945 CT5 - Ủ chua b18,40a ± 0,85 8,06 b17,94a ± 0,42 4,08 b17,69a ± 0,91 9,00 b17,23a ± 0,44 4,43 0,697 CT6 - Ủ urê 32,48 ± 0,56 2,99 30,68 ± 1,37 7,72 29,38 ± 1,23 7,25 28,66 ± 1,51 9,10 0,209 CT7- Ủ urê 34,18 ± 1,03 5,24 33,78 ± 0,95 4,92 32,84 ± 1,69 8,93 32,02 ± 0,78 4,24 0,585 Sig. (P) 0.000 0.000 0.000 0.000
Ghi chú:a,bNhững số trung bình cùng cột mang chữ số mũ bên trái khác nhau sai
khác có ý nghĩa (P<0,05)
Những số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ bên phải khác nhau sai khác có ý nghĩa (P<0,05)
Từ kết quả phân tích hàm lượng xơ thô của các công thức ủ chua ta thấy có sự chênh lệch về hàm lượng xơ thô. Hàm lượng xơ thô của CT1 (thân sắn ủ với muối hạt) là cao nhất, thấp nhất là CT2. Hàm lượng xơ thô giảm dần theo tỷ lệ sử dụng thân, lá sắn trong các công thức ủ từ 35,33% (CT1) xuống 14,97% (T60). So sánh với kết quả phân tích mẫu ngọn lá sắn ủ chua là 7,39% VCK của tác giả Bùi Văn Chính và Nguyễn Văn Hải (2001) [4], kết quả của của chúng tôi cao hơn. Điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
này có thể giải thích rằng do chúng tôi sử dụng thân sắn sau khi thu hoạch cây đã già, nhiều phần bị xơ hóa hơn so với phần thân trên ngọn sắn.
Kết quả phân tích hàm lượng xơ thô của rơm lúa tươi ủ urê ở các thời điểm khác nhau dao động trong khoảng 28,66 - 32,48% và của rơm khô là 32,02 - 34,18% và không có sự sai khác đáng kể (P > 0,05). Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả công bố của Phạm Kim Cương và cs (2001) [10] là 42,0% với rơm khô.
3.2.5. Giá trị pH của thức ăn ủ chua
Độ pH là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh kết quả ủ chua. Giá trị pH của các loại thức ăn ủ chua và được trình bày tại bảng 3.8 và biểu đồ 3.1 như sau:
Bảng 3.8: Giá trị pH trung bình của thức ăn ủ chua
Công thức ủ
Giá trị pH
15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày Sig.
(P) X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% CT1- Ủ chua 3,36 ± 0,14 7,48 3,57 ± 0,07 3,24 3,60 ± 0,06 2,78 3,80 ± 0,57 2,63 0,055 CT2 - Ủ chua 3,60 ± 0,26 12,73 3,63 ± 0,09 4,20 3,67 ± 0,29 13,73 3,93 ± 0,13 5,87 0,682 CT3 - Ủ chua 3,66 ± 0,27 12,89 3,70 ± 0,17 8,11 3,87 ± 0,12 5,38 3,66 ± 0,09 4,17 0,832 CT4 - Ủ chua 3,53 ± 0,24 11,78 3,76 ± 0,07 3,07 3,63 ± 0,32 15,16 3,73 ± 0,23 10,83 0,891 CT5 - Ủ chua 3,66 ± 0,37 11,53 3,90 ± 0,17 7,69 4,13 ± 0,20 8,50 3,80 ± 0,11 5,26 0,070 Sig.(P) 0,000 0,000 0,000 0,000
Giá trị pH tại các thời gian ủ khác nhau có sự chênh lệch nhau không nhiều, ở 15 ngày là từ 3,53 - 3,66, ở 60 ngày là từ 3,66 - 3,93. Giá trị pH cao nhất là CT2 (thân, lá sắn, bột sắn và muối) tại thời điểm 15 ngày và 60 ngày lần lượt là 3,60 và 3,97. Kết quả của chúng tôi phù hợp với các kết quả theo dõi lá sắn ủ chua pH = 3,8 ở 21 ngày và 28 ngày, ở 56 ngày là 3,7 của Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An (2008) [18] và ở khoai lang ủ chua pH = 3,20 - 4,25 (Nguyễn Thị Tịnh và cs, 2006) [35]; thấp hơn độ pH của cây lạc ủ chua là 4,3 - 4,5 của Viện chăn nuôi (2001) [48].
Trong thức ăn ủ chua hàm lượng axit lactic càng cao thì chất lượng ủ chua càng tốt, pH = 4 - 4,5 được coi là chất lượng tốt nhất. Như vậy chúng ta có thể sử